12 tác phẩm tạo hình từ vật liệu tái chế thu hút đông đảo người xem

12 tác phẩm tạo hình từ vật liệu tái chế thu hút đông đảo người xem

Trưng bày từ ngày 1 - 7/7 tại Trung tâm thương mại Estella, số 88 đường Song hành Xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức, rất nhiều người đã thích thú khi được chiêm ngưỡng các tác phẩm tạo hình từ vật liệu tái chế với chủ đề bảo vệ môi trường do Keppel Land tổ chức.

Mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc' diện đầm của nhà mốt Việt
Các sao Hàn Quốc sẽ thi nhau ‘đến Việt Nam như đi chợ’?
7 ĐỊA ĐIỂM CÓ THẬT LÀ NGUỒN CẢM HỨNG CHO CÁC BỘ PHIM HOẠT HÌNH GHIBLI
Ngọc Châu, Thảo Nhi và Thủy Tiên khoe nhan sắc lộng lẫy trong bộ ảnh dạ hội khởi động 'Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2023'

Triển lãm giới thiệu 12 trong số 60 tác phẩm của 100 học sinh, sinh viên cả nước sau 2 tháng phát động. Các sản phẩm chủ yếu làm từ vật liệu bỏ đi như chai nhựa, mút xốp, vỏ bia, ống hút nhựa, vải... chứa thông điệp kêu gọi cộng đồng bảo vệ môi trường.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, nhiều năm qua TP.HCM đã ban hành và triển khai các kế hoạch nhằm kiểm soát ô nhiễm do chất thải nhựa, đặt biệt là chất thải nhựa đại dương, với các chỉ tiêu cụ thể. Nhiều giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường đã được triển khai đa dạng về hình thức. Vừa qua, TP.HCM cũng đã và đang triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 2 nhóm: có thể tái chế – tái sử dụng và nhóm còn lại.

Bà Mỹ cũng cho biết thêm, TP.HCM hết sức trân trọng và đặt trọng tâm phát huy sự tham gia của các bên liên quan, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biêt là quản lý chất thải nhựa. TP.HCM cững vui mừng khi nhận thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

Thực tế các doanh nghiệp khi tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường của thành phố từ tổ chức, hỗ trợ, tài trợ các chương trình bảo vệ môi trường, truyền thông nâng cao nhận thức, đế tích cực điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững của kinh tế tuần hoàn.

-5544-1657283106.jpg
 

Chính vì vậy, sự kiện của Keppel Land VN tổ chức cuộc thi và triển lãm tạo hình từ vật liệu tái chế, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ cũng đã đánh giá rất cao. Bởi vì Keppel Land thời gian qua thường xuyên duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, hỗ trợ công tác phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển bền vững của TP.HCM.

-2363-1657283106.jpg
 

Nhiều khách tham quan đã tỏ ra hào hứng và thích thú với các tác phẩm như tác phẩm lấy hình ảnh từ chú hải cẩu bị vướng vào các loại rác do con người thải ra của nhóm 3 do sinh viên Đại học Kiến trúc TP HCM thực hiện. Nhóm muốn truyền đi thông điệp hãy bảo vệ các loài động vật bằng cách hạn chế xả rác ra biển. "Một chú hải cẩu có thể phải sống trong đau đớn suốt đời nếu như vô tình vướng phải các loại rác thải này", Thủy Tiên, người tạo hình sản phẩm chia sẻ.

Bàn tay đang cầm túi nilon và siết lại của tác giả Nguyễn Võ Kiều Ngân, Đại học Kiến trúc TP HCM. Việc dùng túi nilon để khi mua sắm cũng như con người tự bóp chết cuộc sống của chính mình vì sự ô nhiễm rác thải nhựa. "Đã đến lúc chúng ta cần dừng ngay việc sử dụng rác thải nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường", Ngân chia sẻ.

Tác phẩm "Đột biến" của sinh viên Đại học Kiến trúc TP HCM mô phỏng cấu trúc bộ gene DNA của con người bị đột biến bởi những hình cầu màu xanh dương. Theo Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, thành viên làm sản phẩm, tác phẩm là lời cảnh tỉnh cho con người về việc các hạt vi nhựa có trong môi trường có thể ảnh hưởng sức khỏe, lâu dài gây ra biến đổi gene.

-9154-1657283107.jpg
 

Hình ảnh cái cây làm từ vật liệu tái chế và bên trái in bóng khuôn mặt người là tác phẩm của Trần Trí Minh. Tác giả mong muốn tái chế những vật liệu bỏ đi thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị. "Việc con người thải nhiều rác ra môi trường sau này sẽ phải rất buồn phiền vì những tác động của chúng đến cuộc sống", Minh nói. Tác phẩm này được thực hiện trong hơn 2 tuần với mong muốn tuyên truyền đến cộng đồng ý thức bảo vệ môi trường.

Tác phẩm "Cội" làm từ vỏ lon bia, vải, mút xốp... lấy cảm hứng từ hình ảnh cây sồi Ténéré duy nhất ở sa mạc Sahara được nâng niu bởi bàn tay con người. Mặc dù thời tiết rất khắc nghiệt nhưng cây sồi này vẫn phát triển xanh tốt. Trần Hiếu, tác giả sản phẩm cho biết, nhóm muốn truyền đi thông điệp thiên nhiên khắc nghiệt nhưng nhiều loài cây vẫn phát triển xanh tốt. "Vậy tại sao con người không cùng chung tay với mẹ thiên nhiên để bảo vệ màu xanh trên trái đất", Hiếu nói.

Theo: DNSG

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...