'Ác mộng bảo mật' từ smartwatch cho trẻ nhỏ

'Ác mộng bảo mật' từ smartwatch cho trẻ nhỏ

Nhiều gia đình chọn mua đồng hồ thông minh cho con nhỏ để dễ dàng định vị mà không lường trước được các mối nguy hiểm.

Cứ tắt điều hòa kiểu này, chả mấy chốc mua máy mới, tiền điện tăng 'vù vù'
ASUS giới thiệu dải sản phẩm laptop OLED tiên phong trang bị bộ vi xử lý Intel Core thế hệ 13 mới nhất
ASUS giới thiệu dòng VivoBook 13 Slate OLED (T3304) – nâng cấp quyền năng 3 trong 1 cho giải trí, học tập và làm việc đa năng
ASUS Republic of Gamers phá đảo thị trường với loạt Laptop Gaming đỉnh cấp tại CES 2023

Giữa smartphone và smartwatch, đồng hồ thông minh được nhiều phụ huynh lựa chọn hơn nhờ sự nhỏ gọn, luôn đeo trên tay và thuận tiện liên lạc. Trong khi đó, bọn trẻ thường để quên điện thoại trong cặp và không để ý khi có cuộc gọi đến.

Tuy nhiên, thiết bị được cho là mang lại sự an tâm cho người lớn này lại ẩn chứa nhiều nguy cơ. Một báo cáo dài tới 49 trang của Ủy ban Tiêu dùng Na Uy NCC và hãng bảo mật Mnemonic cho thấy smartphone thực sự là "ác mộng bảo mật".

Các chuyên gia đã phân tích một số smartwatch dành cho trẻ nhỏ và nhận thấy các thiết bị dễ bị hacker kiểm soát từ xa. Sau khi thâm nhập, kẻ tấn công có thể truy cập mọi thông tin trên đồng hồ theo thời gian thực, như biết trẻ đang ở đâu, thông tin cá nhân và thậm chí có thể giao tiếp với trẻ.

Một trong những thiết bị được kiểm tra còn cho phép ai đó "với vài kiến thức kỹ thuật" có thể âm thầm nghe lén các âm thanh xung quanh trẻ, hay chia sẻ thông tin của trẻ cho các nhà quảng cáo.

"Cha mẹ mua đồng hồ để bảo vệ con mình. Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng điều này chỉ càng khiến bọn trẻ dễ gặp nguy hiểm hơn", NCC nhấn mạnh.


Trước đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI cũng cảnh báo phụ huynh về việc "đồ chơi thông minh và thiết bị giải trí hiện đại" cho trẻ em có thể thu thập dữ liệu nhạy cảm.

"Nhiều bộ phận bên trong đồ chơi hiện đại tích hợp cảm biến, micro, máy ảnh, thành phần lưu trữ dữ liệu và các tính năng đa phương tiện khác", FBI lưu ý. Theo họ, nhiều người không nhận thức được vấn đề nghiêm trọng này.

Thậm chí, một số loại đồ chơi hoặc ứng dụng yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin trong lần thiết lập đầu tiên, như tên tuổi, địa chỉ, email, số điện thoại và đôi khi cả ảnh nhận dạng của cha mẹ hoặc trẻ nhỏ.

Tháng 12/2016, một nhóm người tiêu dùng Đức đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban thương mại liên bang, cáo buộc búp bê Cayla và robot thông minh i-Que đã thu thập giọng nói của trẻ em và gửi cho bên thứ ba. Cáo buộc cho rằng đồ chơi đã vi phạm luật bảo vệ sự riêng tư của trẻ em và các nhà sản xuất đã hành xử không công bằng, hay nói thẳng ra là lừa đảo.

Một số nhà nghiên cứu cũng phát hiện đồ chơi là thứ dễ bị hack, đồng thời trong chính sách bảo mật cũng không hề có nội dung liên quan tới việc thông báo cho người dùng khi cập nhật và thay đổi phần mềm.

Theo: sohoa

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...