Al-Waleed Bin Talal – Hoàng tử tỷ phú chia sẻ công thức làm giàu từ đầu tư cổ phiếu
Là một hoàng tử thuộc diện "danh gia vọng tộc", sống trong nhung lụa và quyền quý, nhưng Alwaleed Bin Talal – vì tình yêu lạ đối với đồng tiền nên đã đi theo con đường trở thành nhà đầu tư trứ danh bậc nhất xứ sở Trung đông…
Có thể bạn chưa bao giờ nghe nói về Hoàng tử Alwaleed Bin Talal, nhưng ông là nhân vật nổi tiếng trong giới đầu tư thế giới nói chung và xứ sở trung đông nói riêng. Đến từ Ả-rập Xê-út, ông là người sáng lập ra tập đoàn Kingdom Holding Company.
Hoàng tử Al-Waleed bin Talal sinh ngày 7 tháng 3 năm 1955, là một doanh nhân, nhà đầu tư Ả Rập và là thành viên của hoàng gia Ả Rập. Ông được liệt kê trên danh sách 100 người ảnh hưởng nhất trong giới đầu tư của tạp chí Time vào giai đoạn năm 2008-2010.
Hơn mười năm trước, ông đã đầu tư hơn 50 tỷ đô la vào các khoản đầu tư trên nhiều lợi ích, bao gồm ngân hàng, giải trí, bán lẻ, hóa dầu và vận tải. Ông là người sáng lập kiêm CEO của Kingdom Holding Company với 95% cổ phần, và có trụ sở đặt tại Saudi Arabia. Đây cũng là công ty tiếng tăm trên thế giới khi nắm giữ cổ phần của hàng loạt tên tuổi lớn, từ Citigroup Inc. tới Twitter Inc, Jingdong, Amazon, Apple…
Thường được gọi là Saudi Warren Buffett, ông yêu thích các công ty công nghệ cao, tình hình tài chính ổn định, và sở hữu các khách sạn hạng sang như Savoy ở London và Plaza ở New York.
Trong cuộc suy thoái thời gian dài, công ty của ông đã mất tới 50% vốn và phải chuyển một số tiền của mình vào công ty đầu tư. Cổ phần của ông tại Citibank bị thiệt hại nhiều nhất, giảm giá trị 6 tỷ đô la. Sau đó, ông đã kiên trì nắm giữ, vực dậy trở lại và trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn và thành công nhất ở Hoa Kỳ.
Trong khi những người khác có thể đã bán tháo chứng khoán, Hoàng tử Alwaleed Bin Talal lại làm theo cách của những nhà đầu tư giỏi nhất: Giữ cổ phiếu cơ bản tốt trong thời gian dài, chú ý đến bức tranh tổng thể của thị trường và nhận cổ tức trong khi chờ đợi những sự biến đổi trong dài hạn.
Đối với ông, giao dịch theo kiểu lướt sóng ngắn hoặc trung hạn cũng tốt, nhưng đối với cả một danh mục đầu tư lớn, ông thường khuyên nhà đầu tư nên hướng đến dài hạn.
Một phần bí quyết thành công của Talal không phải cái gì khác ngoài tình yêu đồng tiền. Triết lý đầu cơ của ông là vì yêu tiền nên không được phung phí và liều lĩnh trong tiêu tiền. Cũng chính vì thế mà Talal không bao giờ coi mình là nhà đầu cơ. Để kiếm ra tiền mà không bị mất tiền thì phải suy tính kín kẽ. Đầu cơ luôn đi cùng với rủi ro nên phải trù tính và kiểm soát được rủi ro.
"Nếu đầu tư hay kinh doanh với quá nhiều rủi ro thì sẽ thành đầu cơ. Tôi không phải nhà đầu cơ. Tôi chấp nhận rủi ro, nhưng trong trường hợp nào cũng có tính toán", đó là một trong số rất ít bộc bạch được coi là bí quyết đầu cơ của Talal. Thận trọng và có nguyên tắc, tính toán và không liều lĩnh, chắc ăn chứ không tham lam - đó cũng là những biểu hiện của tình yêu đồng tiền đặc biệt của Talal: Làm sao chỉ có được thêm tiền chứ không để bị mất bớt tiền đã có.
Bí quyết đầu cơ thành công nữa của Talal là đầu cơ vào chính những thương hiệu đã thành danh. Vụ đầu tư để cứu Citibank đã giúp Talal nổi danh trên thế giới. "Tôi thường mua lại những thương hiệu đang bên bờ vực phá sản", Talal tuyên bố như vậy. Đằng sau đó là ý đồ kinh doanh. Những thương hiệu như vậy thường được giao bán với giá thấp, nhưng một khi đã được vực lại thì gần như không mất thời gian để xây dựng thương hiệu nữa, có khác gì mua rẻ bán đắt đâu.
Ngày nay, Talal có cổ phần lớn ở rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như Apple hay eBay, chuỗi nhà hàng Planet Hollywood hay hãng Motorola, chuỗi khách sạn Moevenpick hay Four Seasons. Nhiều tiền vậy nhưng Talal rất tiết kiệm. Trên thế gian này, có người tiết kiệm vì lo xa, còn Alwaleed Bin Talal tiết kiệm vì tình yêu dành cho đồng tiền, cả sống lẫn đầu cơ cũng dưới sự chi phối của tình yêu lạ lùng đó.
Trong một buổi phóng vấn với tạp chí Time, khi người dẫn chương trình hỏi ông "Liệu đầu tư chứng khoán có giàu được không?". Talah không đi khẳng định điều đó, nhưng ông sẽ chỉ cho bạn thấy có rất nhiều người đầu tư chứng khoán thành công và có rất nhiều tiền: Warrant Buffet, George Soros, Jesse Livermore, Baruch… Họ không phải giàu lên từ một, hai lần mua bán, mà là nghề của họ, là đam mê tâm huyết cũng như chính sự nghiệp của họ. Qua đó ông cũng muốn nhắn gửi các nhà đầu tư trên thị trường, dù mới hay lâu năm thì trước khi đến với sự nghiệp đầu tư, chúng ta hãy nghiêm túc dành thời gian và công sức nỗ lực cho việc tìm hiểu – định hướng kĩ càng và đừng bao giờ coi nhẹ chúng chỉ như "một trò đỏ đen"
Các phương pháp đi tới thành công trong đầu tư cổ phiếu mà ông đưa ra được đúc kết ngắn gọn như sau:
Nên đầu tư vào cổ phiếu công ty đã có lịch sử hoạt động ổn định
Khi lựa chọn cổ phiếu, theo chia sẻ ông sẽ chỉ tập trung vào những doanh nghiệp tạo ra doanh số và lợi nhuận tăng liên tục mỗi năm. Còn số năm là bao nhiêu tùy thuộc vào chiến lược đầu tư của từng người. Một điều quan trọng nữa chuyên gia này lưu ý là dư nợ của doanh nghiệp không được quá lớn so với trị giá tài sản. Yếu tố này phòng trường hợp khi lãi suất vay tăng cao, công ty vẫn đủ khả năng trả nợ. Các nhà đầu tư ngắn hạn và lướt sóng có thể không quan tâm đến yếu tố này, nhưng trong dài hạn, đây là vấn đề cần được lưu ý.
Chẳng hạn như ông rất yêu thích chiến lược dài hạn và muốn nắm cổ phiếu trong 15 năm. Ông ấy sẽ phải kiểm tra dữ liệu doanh nghiệp trước khi đầu tư với lịch sử hoạt động khoảng 10 năm. Trong khi đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể chỉ cần thống kê dữ liệu trong 3-4 năm gần nhất để xem xét lại sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
và tạo ra nhiều cú shock tâm lí đối với những người nắm giữ cổ phiếu của công ty này.
Chỉ mua khi thị giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực tế
Giá trị thực tế của một của cổ phiếu còn được gọi là "giá trị sổ sách", tính trên hiệu số giữa tổng tài sản và các khoản nợ, không bao gồm lãi. Thông thường, tác giả cho biết ông tìm đến những cổ phiếu đang có thị giá thấp hơn giá trị thực tế.
Dù vậy, phần lớn giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi cung, cầu trên thị trường và đa số không phản ánh đúng giá trị thực. Cảm xúc nhà đầu tư là yếu tố luôn chi phối sự tăng, giảm giá mỗi cổ phiếu. Ngay khi một tin tức tiêu cực hoặc có lợi cho doanh nghiệp được tung ra, nhiều người có thể lập bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Cuối cùng, điều quan trọng nhất vẫn là tìm ra giá trị thực một cổ phiếu là bao nhiêu và mua khi thị giá thấp hơn mức này.
Đối diện như thế nào khi thị trường chứng khoán lao dốc?
Khi nào chứng khoán ngừng rơi? Thị trường chứng khoán khi nào trở lại và rằng đâu là điểm đáy của thị trường? Chính Talah cũng không giỏi dự đoán những điều này.
Nhưng ông chắc chắn rằng sẽ không để bản thân lo lắng quá mức đến những diễn biến ở cả trong và ngoài nước. Thay vì chăm chăm nhìn vào những khía cạnh thông tin bên ngoài doanh nghiệp, ông dồn mọi sự tập trung để phân tích giá trị nền tảng của cổ phiếu mà ông đã sở hữu, và xem có nên tiếp tục giữ chúng hay không.
Thực tế, ông cho rằng thị trường luôn biến động, suy giảm như một cơ hội tuyệt vời để nâng cấp, "mua vào" chất lượng cổ phiếu mà ông đang sở hữu. Đồng nghĩa không nên sợ hãi, hãy làm việc thay thế các cổ phiếu yếu nhất trong danh mục bằng các cổ phiếu mới tốt hơn.
Những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt thường được bán với mức giá cao tương đương lúc thị trường ổn định. Nhưng với thị trường đang hoảng loạn, cổ phiếu bluechip nằm "sàn", đây sẽ là cơ hội để có được chứng khoán chất lượng với giá "bèo".
Theo: Toquoc