Cái chết của mô hình gọi xe

Cái chết của mô hình gọi xe

Các hãng gọi xe nếu không nhanh chóng xoay trục sẽ không thể có lợi nhuận, từ đó không thể chịu được cuộc đua đốt tiền trong gọi xe.

Lễ tổng kết chương trình “triệu cây xanh - vì một việt nam xanh” năm 2023 với nhiều hoạt động bổ ích
TAIWAN EXCELLENCE HOÀN THÀNH CHIẾN DỊCH “TINH PHẨM NÂNG TẦM CHẤT SỐNG”, ĐỒNG HÀNH VÌ CUỘC SỐNG NGUYỆN Ý
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm qua cảnh báo, tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới trẻ em ở khu vực Nam Á.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại: Nga chưa bao giờ nhiều vàng đến thế!

Khởi đầu năm 2019, GoViet phát triển mạnh mẽ. Dịch vụ gọi xe 2 bánh cạnh tranh ngang ngửa với Grab, thậm chí có thời điểm tưởng như sắp vượt được Grab. Bất ngờ, GoViet thay CEO. Người kế nhiệm, bà Lê Diệp Kiều Trang, cựu CEO Facebook Việt Nam cũng chỉ ngồi 'ghế nóng' có 5 tháng rồi cũng ra đi. Từ đó, GoViet lịm dần, rồi để tay chơi mới be qua mặt.

be khởi đầu cũng rất ấn tượng. Dịch vụ gọi xe thuần Việt này được người dùng đánh giá khá cao về giao diện, thiết kế và trải nghiệm người dùng. Thậm chí, họ còn chơi sang, tự thiết kế hẳn 1 bộ font chữ dùng riêng để tạo dấu ấn. be cũng là một tay chơi đốt tiền khá mạnh và cũng khá thành công trong giai đoạn đầu. Chỉ vài tháng, thị phần xe 2 bánh be đã vượt mặt GoViet.

Mọi việc đang có vẻ suôn sẻ với be, bỗng chỉ vài ngày trước khi hết năm, CEO của be, ông Trần Thanh Hải mất chức. Dù việc ông Hải ra đi được công bố là vì lí do cá nhân, nhưng be cũng không dấu được sự chao đảo. Hàng loạt nhân sự bị nghỉ việc, tài xế được thay đổi cách tính chiết khấu mới theo hướng có lợi hơn nhằm giữ chân.

Theo giới phân tích, những biến động mạnh của 2 hãng gọi xe 'máu mặt' trên chỉ có chung 1 nguyên nhân: Đốt quá nhiều tiền vào thị trường gọi xe mà chưa thấy khả năng sinh lời.

Gọi xe không thể sinh lời

Khởi đầu với ý tưởng "tận dụng xe nhàn rỗi để chở khách", Uber đã tàn phá mọi thị trường chuyên chở bằng vũ khí không thể cản phá: Giá rẻ. Chính điều này đã tạo thành một cuộc đua xuống đáy về giá đối với mọi hãng gọi xe ở mọi thị trường tất cả các nước trên thế giới trong suốt nhiều năm tới nay.

fgf

Các hãng gọi xe nếu không nhanh chóng xoay trục sẽ không thể có lợi nhuận, từ đó không thể chịu được cuộc đua đốt tiền trong gọi xe.

Mấy năm vừa qua, chỉ tính riêng thị trường gọi xe Việt Nam, đã có nửa tá công ty lăm le nhảy vào chia phần và hầu hết đều lặng lẽ ra đi vì không chịu nổi cuộc chiến giá cước.

Bởi vậy, khi Uber, "ông tổ của kinh tế chia sẻ đi chung xe", một trong những biểu tượng của giới startup chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), người ta mong chờ một kỷ lục mới của giới startup lẫn công nghệ. Nhưng cuối cùng, IPO của Uber chỉ là một nỗi thất vọng.

Không chỉ Uber, đối thủ mạnh nhất trong lĩnh vực gọi xe của Uber là Lyft cũng giảm gần 40% giá trị cổ phiếu chỉ trong vòng hơn nửa năm. Các nhà đầu tư bắt đầu nhận ra, mô hình gọi xe thuần túy không thể sinh lời.

Xoay trục

Vậy tại sao Grab vẫn sống mạnh? Vì Grab đã không còn là công ty gọi xe thuần túy.

Tính đến cuối năm 2019, giá trị giao dịch gọi xe đã xuống dưới 50% tổng giá trị giao dịch của Grab. Họ không giấu diếm tham vọng trở thành một công ty công nghệ tài chính (fintech). Tuần trước, Grab đã chính thức bắt tay cùng hãng viễn thông lớn Singtel của Singapore đăng ký thành lập ngân hàng số tại Singapore.

Không chỉ có thế, Grab còn đang đẩy mạnh mô hình bếp chung GrabKitchen để kinh doanh bất động sản. Gọi xe bây giờ chỉ còn là cái 'mồi' để câu khách hàng vào các mảng kinh doanh chính của họ.

Mới ngày 24/12/2019, nhà sáng lập Uber đã chính thức bán toàn bộ cổ phần của mình và rút khỏi hội đồng quản trị của Uber. Thay vào đó, ông huy động 700 triệu USD để đầu tư và mô hình bếp chung Cloud Kitchen, tương tự như GrabKitchen. Tất cả những điều đó cho thấy, mô hình gọi xe thuần túy đã chết.

Chính vì vậy, các hãng gọi xe nếu không nhanh chóng xoay trục như Grab sẽ không thể có lợi nhuận, từ đó không thể chịu được cuộc đua đốt tiền trong gọi xe.

GoViet và be không phải là không nhận ra điều đó. Cuối tháng 12/2019, Giám đốc vận hành của GoViet, ông Phùng Tuấn Đức cũng chia sẻ chiến lược của GoViet sẽ phải đẩy mạnh mảng thanh toán và giao đồ ăn. Tuy nhiên, tới nay, GoViet vẫn chỉ dừng lại ở 3 dịch vụ: gọi xe 2 bánh, giao hàng và giao đồ ăn. Họ vẫn loay hoay mắc kẹt trong gọi xe thuần túy, và tình hình kinh doanh có dấu hiệu ngày càng đi xuống.

Đối với be, họ có kế hoạch mở rộng thêm dịch vụ giao đồ ăn nhưng đã bị cựu CEO Trần Thanh Hải gạt đi để tập trung vào mở rộng thị phần gọi xe. Có thể chính vì thế mà be được cho là đã 'đốt' quá nhiều tiền, dẫn đến sự ra đi của vị CEO này.

Năm 2019 có thể coi là một năm thất bại nặng nề của kinh tế chia sẻ nói chung và gọi xe nói riêng. Hầu như tất cả các startup gọi xe đều ngấp nghé bên bờ nguy hiểm. Người ta chờ đợi những cú xoay trục như kiểu Grab của các startup kinh tế chia sẻ nhằm thay đổi tình hình trong năm 2020 này.

Theo: Enternews

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...