Chính phủ đang “mở đường” cho sản xuất ô tô trong nước

Chính phủ đang “mở đường” cho sản xuất ô tô trong nước

Theo Bộ Tài chính, việc giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô sẽ giúp duy trì ổn định tỷ lệ tăng trưởng sản xuất, lắp ráp trong nước đồng thời phát triển công nghiệp hỗ trợ khi nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước tăng lên.

Cứ tắt điều hòa kiểu này, chả mấy chốc mua máy mới, tiền điện tăng 'vù vù'
ASUS giới thiệu dải sản phẩm laptop OLED tiên phong trang bị bộ vi xử lý Intel Core thế hệ 13 mới nhất
ASUS giới thiệu dòng VivoBook 13 Slate OLED (T3304) – nâng cấp quyền năng 3 trong 1 cho giải trí, học tập và làm việc đa năng
ASUS Republic of Gamers phá đảo thị trường với loạt Laptop Gaming đỉnh cấp tại CES 2023

Theo thông tin trên Cổng thông tin Bộ Tài chính, hôm nay 1/9, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi họp báo chuyên đề giới thiệu Thông tư số 65//2017/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Tại buổi họp báo chuyên đề, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) đã thông tin về một số nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Cụ thể, về biểu thuế nhập khẩu thì theo cam kết WTO, Việt Nam thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) theo lộ trình giảm đều hàng năm từ năm 2007 đến năm. Theo đúng lộ trình này, từ năm 2018 đến 1/1/2019 chỉ còn một số dòng thuế ô tô chở người dưới 9 chỗ (thuộc nhóm 87.03) phải cắt giảm thuế suất từ mức 58% xuống 55% từ 1/1/2018 và xuống mức 52% từ 1/1/2019.

Trong khi đó, đối với thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng cho biết việc sửa đổi nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Duy trì ổn định tỷ lệ tăng trưởng sản xuất, lắp ráp đối với 2 nhóm xe của chương trình trong giai đoạn 2018-2022 là 16% /năm (xe dưới 9 chỗ) và 18%/năm (đối với xe tải); Tăng tỷ lệ số xe sản xuất, lắp ráp so với nhu cầu nội địa đối với 2 nhóm xe của Chương trình trong giai đoạn 2018-2022 đạt từ 80% trở lên.

Một mục tiêu khác là phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua việc đạt tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước là 40% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước từ năm 2022 trở đi cho cả 2 nhóm xe của chương trình. Trong đó, đối với nhóm xe dưới 9 chỗ là 20% vào năm 2018 và tăng đến 40% vào năm 2022.


Trước đó, trong đề xuất giảm thuế linh kiện đối với xe lắp ráp của mình Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh sẽ không giảm thuế nhập khẩu linh kiện đại trà cho tất cả các chủng loại xe mà tập trung vào các loại xe có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với chính sách tiêu dùng và các yêu cầu về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Trước mắt, tập trung vào dòng xe dưới 9 chỗ ngồi có dung tích từ 2.000cc trở xuống, tiêu hao nhiên liệu dưới 7lít/100km; Tiêu chuẩn khí thải mức từ EURO 4 và dòng xe tải nhẹ có tổng trọng lượng có tải từ 5 tấn trở xuống, tiêu chuẩn khí thải mức từ EURO 4.

Hai phương án giảm thuế được Bộ Tài chính đề xuất cụ thể là: Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của 163 dòng thuế linh kiện ô tô nhập khẩu để lắp ráp cho 2 nhóm xe về 0%. Theo đó, giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14-16% xuống khoảng 7% đối với xe dưới 9 chỗ và khoảng 1% đối với xe tải dưới 5 tấn.

Một phương án nữa được tính đến là giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của 19 dòng thuế linh kiện là động cơ, hộp số, cụm truyền động, bơm cao áp để lắp ráp cho 2 nhóm xe xuống 0% (do đây là một số linh kiện, phụ tùng trong giai đoạn tới Việt Nam chưa thể sản xuất) và giảm thuế suất của 42 dòng thuế thuộc nhóm 8708 (bộ phận và phụ kiện của xe ô tô) để lắp ráp cho 2 nhóm xe nêu trên xuống 10%. Theo đó, giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14-16% xuống 9 – 11% đối với xe dưới 9 chỗ và 7,9% đối với xe tải dưới 5 tấn.

Nếu chính sách này được thực hiện, xe ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước sẽ đứng trước cơ hội lớn. Tuy nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng lợi.

Ưu đãi giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô nhập khẩu trong 5 năm này có kèm theo điều kiện về sản lượng xe SXLR (sản lượng chung cho các mẫu xe và sản lượng riêng cho một mẫu xe mà 1 doanh nghiệp tham gia chương trình cam kết phải đạt được hàng năm) và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước của mẫu xe cam kết phải đạt được hàng năm, để lắp ráp cho 2 nhóm xe nêu trên.

Cụ thể, theo lộ trình mà Bộ Tài chính đặt ra thì sản lượng chung tối thiểu đối với ô tô chở người dưới 9 chỗ, loại có động cơ từ 2.000 cc trở xuống mà các doanh nghiệp đạt được năm 2018 phải là 34.000 xe và tăng 16% theo từng năm cho đến 2022 là 61.000 xe và tổng giai đoạn 5 năm phải đạt 234.000 chiếc được lắp ráp trong nước. Trong đó, sản lượng riêng tối thiểu 1 mẫu xe phải đạt 20.000 xe và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước là 20% (năm 2018) và con số này tăng lên tương ứng 36.000 xe vá 40% vào năm 2022.

Theo: ictnews



Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...