Chứng khoán và kết quả kinh doanh quý III

Chứng khoán và kết quả kinh doanh quý III

Sau chuỗi sụt giảm trong tuần cuối tháng 9, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đã phục hồi từ đầu tháng 10 đến nay, với chỉ số VN-Index đã vượt qua vùng 1.350 điểm.

Người Việt du lịch 48 quốc gia, vùng lãnh thổ không cần Visa
Vàng quay đầu giảm khi USD tăng trở lại
Các mã tâm điểm ngành cảng biển năm 2023
4 yếu tố sẽ hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng trong năm 2023

Một số ý kiến cho rằng, những dự báo bi quan về kết quả kinh doanh quý III của doanh nghiệp (DN) đã phản ánh vào đợt sụt giảm cuối tháng 9, dù vậy không thể phủ nhận rằng thị trường vẫn có thể biến động khó lường khi các báo cáo tài chính dần được công bố từ giữa tháng 10 này.

Đầu tàu chịu áp lực

Ngành ngân hàng (NH) đã tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm nay, cũng tỏ ra bi quan với kết quả kinh doanh quý III. Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý IV của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khác với xu hướng phổ biến trong các quý cuối năm 2020 và nửa đầu năm 2021 là “cải thiện nhẹ”, riêng trong quý III, tình hình kinh doanh của hệ thống NH được các tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá là có chiều hướng suy giảm so với quý trước. 

Điều ấy cũng dễ hiểu, khi mà hàng loạt NH đã phải giảm lãi suất cho vay trong thời gian qua, cộng thêm áp lực trích lập dự phòng với nguy cơ nợ xấu và nợ tái cơ cấu gia tăng. Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam gần đây cũng dự báo lợi nhuận ngành NH quý III sẽ giảm 19% so với quý II do tăng trưởng cho vay thấp và chi phí dự phòng tăng so với quý trước.

Với nhóm ngành bất động sản, việc giãn cách xã hội thời gian qua cũng khiến việc tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng tiêu cực. 

CK-20211006-HPG-8154-1634012604.jpg

Cổ phiếu Thép Hòa Phát tăng trở lại 

Với hai ngành có vốn hóa lớn như NH và bất động sản có thể đón nhận kết  quả kinh doanh quý III tiêu cực hoặc tăng trưởng thấp, động lực dẫn dắt thị trường chung rõ ràng bị ảnh hưởng. Vì vậy, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong báo cáo mới đây cũng cho rằng trong tháng 10, TTCK sẽ đối diện áp lực điều chỉnh do kết quả kinh doanh quý III của nhiều DN niêm yết kém khả quan.

Theo VDSC, nếu bao gồm phần lợi nhuận sụt giảm của quý III/2021, định giá P/E của thị trường sẽ không còn ở vùng hấp dẫn (xấp xỉ 16.x) như hiện tại, mà sẽ tiệm cận vùng đỉnh 19.x thiết lập vào cuối tháng 6. Tương tự, Công ty Chứng khoán BSC cũng dự báo P/E của VN-Index có thể tăng lên mức 17,5 lần do kết quả kinh doanh quý III dự báo sụt giảm 15-20% so cùng kỳ năm 2020.

Vẫn nên cẩn trọng

Các DN sản xuất cũng không khá gì hơn, khi kết quả điều tra xu hướng kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III của Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ có 13,2% số DN đánh giá tốt hơn so với quý II/2021; 25,4% số DN cho rằng tình hình sản xuất, kinh doanh ổn định và có đến 61,4% số DN đánh giá gặp khó khăn.

Hầu hết công ty chứng khoán đều có nhận định không mấy lạc quan về thị trường trong giai đoạn hiện nay, khi cho rằng triển vọng lợi nhuận quý III dự báo kém khả quan, nhiều nhóm cổ phiếu sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm và là yếu tố chi phối chính đến diễn biến thị trường trong ngắn hạn. Do đó, các nhà đầu tư nên cẩn trọng và hạn chế nâng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu khi mùa công bố kết quả kinh doanh quý III ngày càng đến gần.

Dù vậy, không phải là không có cơ hội cho nhà đầu tư, nếu chịu khó “đãi cát tìm vàng” sẽ thấy vẫn có những nhóm ngành, DN sẽ ngược dòng xu hướng chung, lợi nhuận tăng khá. Đầu tiên phải kể đến nhóm chứng khoán với lợi nhuận dự kiến tăng trưởng mạnh nhờ diễn biến thuận lợi của TTCK cùng với thanh khoản trong những tháng qua, giúp phí môi giới và cho vay margin tăng mạnh.

Công ty Chứng khoán SmartInvest mới đây cũng điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận trước thuế lên 200 tỷ đồng, gấp 42 lần chỉ tiêu đã được thông qua tại đại hội cổ đông thường niên là hơn 4,8 tỷ đồng. Thực tế trong những phiên phục hồi gần đây của thị trường, nhóm chứng khoán cũng là động lực dẫn dắt chính.Như Công ty Chứng khoán VnDirect đã điều chỉnh kế hoạch doanh thu năm 2021 lên mức 3.951 tỷ đồng, tăng 55% so với kế hoạch ban đầu và lợi nhuận sau thuế lên mức 1.600 tỷ đồng, tăng 82% so với kế hoạch cũ.

Nhóm cổ phiếu thép, vật liệu xây dựng, dầu khí, khoáng sản cũng có thể chứng kiến lợi nhuận ngược dòng, khi kết quả kinh doanh hưởng lợi từ xu hướng tăng giá hàng hóa trong thời gian qua. Trong những ngày gần đây, các DN thép tiếp tục tăng giá sản phẩm bán ra, trong bối cảnh nhu cầu đang vượt trội so với nguồn cung.

Hay như ở nhóm vật liệu xây dựng, Công ty CP Vicostone - top 3 nhà sản xuất đá thạch anh cao cấp thế giới, đạt doanh thu thuần quý III 1.858,6 tỷ đồng, tăng gần 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận trước thuế ước tăng 22%, lên 574,6 tỷ đồng.

Hay như ở nhóm ngành thiết yếu là y tế, lương thực vẫn được hoạt động trong giai đoạn giãn cách vừa qua, như Công ty CP Traphaco, doanh thu ước tính quý III đạt 560 tỷ đồng, tăng 22%, lợi nhuận sau thuế 70 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Đối với Công ty Thực phẩm Nafoods Group, tổng doanh thu trong quý III ước đạt 412 tỷ đồng, tăng 46%, lợi nhuận ròng khoảng 20,5 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2020. 

The: DNSG

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...