Cuộc soán ngôi của những đại gia toàn cầu

Cuộc soán ngôi của những đại gia toàn cầu

Trong năm 2017, khối tài sản của những người giàu nhất thế giới tăng thêm hơn 1.000 tỷ USD, nhiều gấp 4 lần mức tăng của năm 2016, nhờ nền kinh tế toàn cầu trên đà hồi phục, thị trường chứng khoán khởi sắc, những bước tiến vượt bậc của công nghệ tạo nên các bước nhảy vọt.

Prudential đổi mới mô hình văn phòng tổng đại lý, khẳng định cam kết đồng hành cùng các đối tác
FPT và Prudential Việt Nam ký kết biên bản hợp tác chiến lược
Dat Xanh Services: Ghi nhận 1.237 tỷ doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2024
VNFITE: Sợi dây kết nối nguồn vốn hiệu quả

Trong bối cảnh này, bản đồ tỷ phú trên thế giới đã có những thay đổi sắc nét, với các cuộc soán ngôi ấn tượng sau một thời gian khá dài ít có sự thay đổi.


Jeff Bezos

Ngôi vương đổi chủ

Điểm đáng chú ý nhất trong Bảng xếp hạng tỷ phú năm 2017 chính là cuộc soán ngôi “giàu nhất thế giới” gắn liền với cái tên Jeff Bezos. Sau nhiều năm giữ ngôi vị số 1, ông chủ Microsoft Bill Gates đã phải nhường lại vị trí cho ông chủ Amazon để bước xuống vị trí thứ hai.

Tài sản tính đến ngày 28/12/2017 của Jeff Bezos, doanh nhân 53 tuổi, người sáng lập và CEO của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon là 99,8 tỷ USD. Trước đó, đã có thời điểm con số này là 101 tỷ USD.

Như vậy, không chỉ vượt qua Bill Gates để trở người giàu nhất thế giới, Bezos còn là tỷ phú đầu tiên có giá trị tài sản ròng vượt 100 tỷ USD kể từ sau khi nhà sáng lập Microsoft đạt được thành tích này năm 1999. Theo Bloomberg Billionaires Index, Bezos là người kiếm được nhiều tiền nhất trong 12 tháng qua nhờ cổ phiếu Amazon tăng mạnh.

Cụ thể, năm 2017, tài sản của 100 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới tăng 21% so với năm 2016 lên 1.008 tỷ USD, phần lớn nhờ cổ phiếu của các công ty công nghệ hàng đầu leo dốc.

Trong đó, tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất trong năm 2017 là CEO Amazon Jeff Bezos. Năm vừa qua, Jeff Bezos đã “bỏ túi” thêm 33,8 tỷ USD nhờ cổ phiếu Amazon tăng 60%.

Đặc biệt, ngày 26/10/2017, cổ phiếu Amazon đã tăng tới 13% khi Công ty công bố lợi nhuận quý III vượt xa mong đợi. Đó cũng chính là ngày mà Bezos kiếm thêm được 7 tỷ USD chỉ trong một giờ, đưa ông lên ngôi vị người giàu nhất hành tinh.

Những người chiến thắng

Một điểm nhấn ấn tượng khác trong danh sách các tỷ phú trên thế giới thuộc chỉ số tỷ phú của Bloomberg là sự xuất hiện hoành tráng của các đại gia tới từ Trung Quốc. Trong năm 2017, 38 tỷ phú Trung Quốc có mặt trong danh sách của Bloomberg chứng kiến khối tài sản gia tăng thêm 177 tỷ USD, tăng 65% so với năm trước đó. Điều này giúp Trung Quốc trở thành đất nước có khối tài sản của các tỷ phú gia tăng mạnh nhất trong số 49 quốc gia góp mặt.


Hui Ka Yan

Trong số các đại gia tới từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Hui Ka Yan, người sáng lập doanh nghiệp phát triển bất động sản China Evergrande Group gây ấn tượng, khi kiếm thêm được 25,9 tỷ USD trong năm 2017. Điều này đồng nghĩa với việc, khối tài sản của vị tỷ phú này đã tăng 350% so với năm 2016, đứng thứ hai về mức tăng tính theo đồng USD trong danh sách, chỉ xếp sau người đàn ông giàu nhất hành tinh Jeff Bezos, đồng thời giúp ông lần đầu tiên trở thành tỷ phú bất động sản giàu nhất thế giới.

Hui Ka Yan là Chủ tịch của China Evergrande Group, nhà phát triển bất động sản đã xây dựng hơn 500 dự án tại 180 thành phố của Trung Quốc. Nếu như năm 2016, Hui Ka Yan được biết tới bởi việc sử dụng đòn bẩy cao tại công ty bất động sản của mình, thì hiện tại, dù tỷ lệ đòn bẩy chưa giảm, nhưng các mối lo ngại đã ít đi.

Trong nửa đầu năm 2017, lợi nhuận của China Evergrande Group tăng gấp 9 lần, trong khi cả năm, giá cổ phiếu của Công ty đã tăng thêm 469%. Điều này lý giải tại sao khối tài sản của vị tỷ phú này lại gia tăng đến chóng mặt trong một thời gian ngắn. Hiện tại, với việc sở hữu 42,5 tỷ USD, Hui Ka Yan đang ở vị trí chưa một tỷ phú Trung Quốc nào chạm đến.

Bên cạnh việc sở hữu China Evergrande Group, Hui Ka Yan cũng kiểm soát Evergrande Health, doanh nghiệp đang hợp tác với Brigham and Women’s Hospital of Boston, để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Đại lục. Với bối cảnh dân số già đi, lĩnh vực dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng khổng lồ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Bước chân vào thị trường này là động thái được đánh giá rất tích cực của Hui Ka Yan, mở ra khả năng kiếm tiền dồi dào hơn nữa trong thời gian tới.

Sự bùng nổ của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc cũng là lý do giúp Yang Huiyan chứng kiến khối tài sản của mình tăng thêm gấp 3 lần trong năm 2017, đưa bà trở thành người phụ nữ giàu nhất châu Á. Yang Huiyan nắm giữ 57% cổ phần của doanh nghiệp phát triển bất động sản Country Garden Holdings. Cổ phiếu của Công ty đã tăng 201% trong năm vừa qua. Đa phần số cổ phiếu này có được là nhờ thừa kế từ cha của bà – ông Yeung Kwok Keung. Ông Keung đã sáng lập ra Country Garden Group cách đây 20 năm và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hong Kong năm 2007. Công ty đã thực hiện 384 dự án trên toàn cầu và bán 3 triệu căn nhà kể từ năm 1997.


Ma Huateng

Mặc dù không phải là tên tuổi mới xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất hành tinh, nhưng tỷ phú công nghệ Ma Huateng, người đồng sáng lập công ty thương mại điện tử Tencent Holdings vẫn có cách riêng để gây ấn tượng. Trong năm 2017, khối tài sản của Ma Huateng đã tăng lên gần gấp đôi, đạt 41 tỷ USD, giúp ông trở thành người giàu thứ hai châu Á.

Tencent là công ty sở hữu ứng dụng tin nhắn thông dụng nhất tại Trung Quốc – WeChat, với hơn 960 triệu người dùng. Bên cạnh đó, Công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, công nghệ, trò chơi trên máy tính và điện thoại… Tencent hiện đang sở hữu cổ phiếu của những công ty có tiềm năng tăng trưởng hàng đầu thế giới như Tesla, Snap, Flipkart, Uber…

Vào tháng 11/2017, nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh, Tencent đã trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên có giá trị thị trường hơn 500 tỷ USD. Nhờ vậy, Công ty đã gia nhập “câu lạc bộ” doanh nghiệp có giá trị từ nửa nghìn tỷ USD trở lên, bao gồm những tên tuổi như Apple, Alphabet (công ty mẹ của Google), Facebook, Microsoft và Amazon. Sự kiện này diễn ra chỉ một tuần sau khi Tencent công bố lợi nhuận quý III/2017 tăng 69% so với cùng kỳ năm trước đó, trong khi doanh thu tăng 61%. Nếu tính từ tháng 5/2014, giá trị thị trường của Công ty đã tăng gấp 3 lần.


Mukesh Ambani

Thực tế, 2017 là năm đầu tiên số lượng các tỷ phú châu Á vượt qua số lượng tỷ phú Mỹ, theo báo cáo của UBS Group AG và PwC. Trong đó, một tỷ phú châu Á khác cũng có màn quay trở lại ngoạn mục là Mukesh Ambani (Ấn Độ). Sau khi trở thành người giàu thứ tư thế giới năm 2010, tới năm 2017, Ambani đã quay trở lại Top 20 lần đầu tiên sau 5 năm, nhờ khối tài sản tăng thêm 18 tỷ USD, đưa tổng tài sản lên 41,1 tỷ USD.

Thu nhập của ông phần lớn tới từ việc cổ phiếu của Reliance Industries do ông nắm quyền tăng hơn 65% trong năm 2017. Nguyên nhân là bởi các hoạt động của Reliance Industries đang mang lại doanh thu và lợi nhuận tích cực. Một động thái mới của Công ty là việc ra mắt Jio, công ty con thuộc lĩnh vực viễn thông, chuyên cung cấp dịch vụ với mức chi phí hợp lý. Chính thức hoạt động từ cuối năm 2016, cho tới nay, dịch vụ 4G của Jio đã thu hút được 146 triệu khách hàng sử dụng.

Theo baomoi


Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...