Đằng sau những chiếc phong bì Oscar danh giá
Chiếc phong bì ghi tên người chiến thắng giải thưởng danh giá Oscar là một phần quan trọng của lễ trao giải Oscar kể từ khi giải thưởng ra đời vào năm 1929.
Những chiếc phong bì này là mắt xích cuối cùng trong một quá trình dài bắt đầu hàng tháng trước buổi lễ khi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh đề cử các tác phẩm cho hạng mục giải thưởng khác nhau tại giải thưởng Oscar danh giá.
Kết quả của những phiếu bầu này được giữ bí mật tối đa cho đến đêm trao giải khi những người chiến thắng được xứng lên trong lễ trao giải đầy hồi hộp. Bên trong phong bì là một mảnh thiệp đơn giản có tên của người chiến thắng được viết bằng phông chữ lớn, đậm để có thể dễ dàng đọc được khi mở phong bì.
Sau đây là những sự thật ít người biết về những chiếc phong bì Oscar từ quá trình sản xuất công phu đến công đoạn bảo mật tuyệt đối trước đêm trao giải.
Một phong bì Oscar có màu trắng đơn giản tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 74 năm 2002. Ảnh từ video Youtube
Một loại cơ chế chống rò rỉ
Kể từ năm 1929, Viện Hàn lâm Điện ảnh đã công bố những người chiến thắng giải Oscar, nhưng kết quả có lúc bị rò rỉ ba tháng trước buổi lễ. Vì vậy “những chiếc phong bì” đã được tạo ra để đảm bảo kết quả sẽ được bảo mật cho đến đêm diễn ra sự kiện. Nó đã trở thành thông lệ kể từ đó.
Diện mạo mới lấp lánh
Nhà thiết kế Marc Friedland đã đề nghị nâng cấp diện mạo những chiếc phong bì Oscar và Viện hàn lâm đã chấp nhận đề nghị của ông.
Thiết kế mới trang nhã hơn đã sử dụng một loại giấy ánh kim với hình ảnh tượng vàng Oscar được in trên đó, lớp lót đỏ bóng và lấp lánh nổi bật dưới ánh đèn sân khấu của buổi lễ. Nó đã trở thành biểu tượng đến mức diễn viên, nhà làm phim kỳ cựu Tom Hanks tuyên bố nó là một tác phẩm nghệ thuật vào năm 2011.
Ý tưởng sáng tạo của Friedland đã khiến chiếc phong bì trở thành một phần không thể quên của Lễ trao giải Oscar.
Marc Friedland đã thiết kế lại và làm cho chiếc phong bì Oscar trông quyến rũ hơn để phù hợp với phong cách của các ngôi sao. Nguồn: Michael Buckner / Getty Images
Loại giấy ánh kim cũng được đặc biệt tuyển chọn từ một nhà máy giấy tại vùng Bavaria nằm ở phía nam nước Đức.
Marc Friedland đã thiết kế lại và làm cho chiếc phong bì Oscar trông quyến rũ hơn để phù hợp với phong cách của các ngôi sao. Nguồn: Michael Buckner / Getty Images
Nhà máy Gmund Paper Factory được thành lập vào năm 1829. Có 120 nhân viên nhưng nhiều công đoạn vẫn được làm thủ công theo truyền thống và chất lượng luôn quan trọng hơn hiệu quả. Chính vì lý do này mà Friedland, đã chọn sử dụng giấy từ đây cho những thiết kế của mình.
Mặc dù giấy đến từ Đức, nhưng những chiếc phong bì được làm thủ công tại một xưởng ở Los Angeles.
Mất đến ba tuần để làm ra những chiếc phong bì hoàn hảo
Xưởng của Friedland ở Los Angeles, California tạo ra những chiếc phong bì tinh tế trong 110 giờ. Các vật liệu cao cấp được tuyển chọn. Việc sản xuất những chiếc phong bì này cần đến 10 công đoạn riêng lẻ. Friedland thích sự kết hợp hợp thủ công và công nghệ hiện đại vì nó làm cho phong bì trở nên độc đáo hơn.
Tấm thiệp ghi tên người chiến thắng. Ảnh: Eddy Chen/ABC
Hai bộ phong bì phụ
Dù có 24 chiếc phong bì chứa tên người chiến thắng của mỗi hạng mục giải thưởng nhưng trên thực tế, 72 chiếc đã tạo ra, với hai bộ phụ được giữ lại trong trường hợp bộ chính không được vận chuyển đúng giờ.
Thêm vào đó, 363 tấm thiệp in tên tất cả những người được đề cử cũng được tạo ra. Cho đến khi những người trao giải mở phong bì, chỉ có hai người biết kết quả bên trong – nhân viên của PricewaterhouseCoopers (PWC), bên kiểm phiếu cuối cùng.
Vì sự bí mật này, các tấm thiệp có tên của từng người được đề cử được in và gửi đến PWC, sau đó PWC sẽ đặt người chiến thắng vào từng phong bì. Đề phòng trường hợp xảy ra sự cố, mỗi hạng mục có ba bản tất cả.
Người chiến thắng trong mỗi hạng mục sẽ mang về nhà bức tượng vàng Oscar và chiếc phong bì ghi tên họ. Ảnh: Getty / Matt Petit / A.M.P.A.S
Đội bảo vệ riêng
Công ty PWC được giao nhiệm vụ quan trọng là đếm phiếu bầu của các giám khảo hàng năm để xác định người chiến thắng giải Oscar. Họ thực hiện trách nhiệm này một cách nghiêm túc và phải giữ bí mật danh tính của những người chiến thắng cho đến khi chương trình được truyền hình trực tiếp. Vào ngày diễn ra buổi lễ, những chiếc phong bì có tên của những người chiến thắng được cất giữ trong những chiếc cặp an toàn và được bảo vệ trong suốt quá trình di chuyển.
Để đảm bảo bảo mật, PWC có sẵn hai kế hoạch khẩn cấp và bộ phong bì thứ ba được cất giữ ở một địa điểm bí mật.
Người chiến thắng trong mỗi hạng mục sẽ mang về nhà bức tượng vàng Oscar và chiếc phong bì ghi tên họ, làm vật kỷ niệm. Những chiếc phong bì khác sẽ bị hủy để ngăn chúng xuất hiện trên các trang đấu giá hoặc eBay. Mặc dù chi phí sản xuất mỗi phong bì chỉ khoảng 200 USD (hơn 4 triệu đồng), nhưng Viện hàn lâm tin rằng nó đáng để bảo vệ như những vật biểu tượng của giải Oscar.
Nguồn: thoidai