Điều ít biết về nghi lễ đăng quang của Vua Charles III

Điều ít biết về nghi lễ đăng quang của Vua Charles III

Điều mà người dân muốn thấy trong lễ đăng quang là khoảnh khắc tân vương đội vương miện.

Lễ tổng kết chương trình “triệu cây xanh - vì một việt nam xanh” năm 2023 với nhiều hoạt động bổ ích
TAIWAN EXCELLENCE HOÀN THÀNH CHIẾN DỊCH “TINH PHẨM NÂNG TẦM CHẤT SỐNG”, ĐỒNG HÀNH VÌ CUỘC SỐNG NGUYỆN Ý
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm qua cảnh báo, tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới trẻ em ở khu vực Nam Á.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại: Nga chưa bao giờ nhiều vàng đến thế!

Để chuẩn bị cho lễ đăng quang của Vua Charles III vào tháng 5/2023, Cung điện Buckingham ngày 3/12 cho biết vương miện Thánh Edward được đưa khỏi tháp London để sửa đổi.

Điều ít biết về nghi lễ đăng quang của Vua Charles III - Ảnh 2.

Lễ đăng quang của Vua Charles dự kiến kéo dài một giờ. Ảnh: Getty.

Vương miện Thánh Edward vốn là tâm điểm trong lễ đăng quang các vị vua ở Anh trong hơn 350 năm qua. Vương miện này là báu vật đáng chú ý nhất thuộc Crown Jewels - bộ sưu tập các đồ vật nghi lễ Hoàng gia được trưng bày trong tháp London. Chiếc vương miện lịch sử này được vận chuyển bí mật đến điểm sửa.

Vương miện thánh Edward được sử dụng kể từ lễ đăng quang của Vua Charles II năm 1661, để thay thế một chiếc vương miện thời trung cổ có từ thế kỷ 11 và bị nấu chảy năm 1649. Vua Charles III sẽ được trao vương miện Thánh Edward trong lễ đăng quang tại Tu viện Westminster vào ngày 6/5/2023.

Vương miện được tạo thành từ một khung bằng vàng nguyên khối đính hồng ngọc, thạch anh tím, ngọc bích, ngọc hồng lựu và đá tourmalines, quanh viền còn có thêm bốn chữ thập và bốn hoa bách hợp. Vương miện được bọc ngoài chiếc mũ nhung tím với một dải lông chồn, cao hơn 30 cm. Nữ hoàng Elizabeth II đã đội chiếc vương miện này trong lễ đăng quang của bà năm 1953.

Điều ít biết về nghi lễ đăng quang của Vua Charles III - Ảnh 3.

Vương miện thánh Edward được sử dụng trong lễ đăng quang của Vua Charles III vào tháng 5/2023. Ảnh: Reuters

Trong hơn 350 năm, vương miện Thánh Edward chỉ được đội trong các lễ đăng quang vì nó quá nặng. Khi rời Tu viện Westminster, Vua Charles III sẽ đội Vương miện Hoàng gia hiện đại hơn, thường được sử dụng cho những dịp như khai mạc quốc hội. Vương miện Hoàng gia nạm hơn 2.000 viên kim cương được tạo ra năm 1937 cho lễ đăng quang của Vua George VI - ông nội Charles.

Lễ đăng quang của Vua Charles diễn ra ngày 6/5/2023 tại Tu viện Westminster. Người tiến hành nghi lễ là Tổng giám mục Canterbury. Tu viện đã chứng kiến 38 lần đăng quang của các nhà vua, nữ hoàng Anh từ thời William the Conqueror ngày 25/12/1066.

Điều bất ngờ là buổi lễ diễn ra vào thứ bảy. Theo truyền thống, lễ đăng quang không tổ chức vào cuối tuần. Ngày 6/5 cũng là sinh nhật của Harry và con trai Archie. Cháu trai của Charles lên 4 tuổi đúng dịp lễ đăng quang của ông nội.

Ngoài ra, người dân Anh không có thêm ngày nghỉ. Theo kế hoạch của Vua Charles, đây chỉ là buổi lễ đăng quang nhỏ gọn. Sau các cuộc thảo luận cấp cao với chính phủ Anh, cùng với việc xem xét các yếu tố bao gồm trùng với các sự kiện thể thao, các bộ trưởng đồng ý rằng việc có thêm ngày nghỉ rất khó xảy ra.

Các kế hoạch cho lễ đăng quang được biết đến với mật danh Chiến dịch Golden Orb. Họ đặt ra kế hoạch chi tiết cho buổi lễ. Công tước Norfolk, người tổ chức tang lễ cho Nữ hoàng Elizabeth II, cũng có vai trò dàn dựng lễ đăng quang.

Điều ít biết về nghi lễ đăng quang của Vua Charles III - Ảnh 4.

Hoàng tử William đóng vai trò quan trọng trong lễ đăng quang của Vua Charles. Ảnh: PA.

Theo thông tin của Mirror, Hoàng tử William - người thừa kế ngai vàng - đóng vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch cho buổi lễ. William chính thức trở thành Hoàng tử xứ Wales vào tháng 9. Nhưng các thông tin cho thấy Harry không có lễ tấn phong chính thức giống Thái tử Charles năm 1969.

Trong lễ đăng quang của Vua Charles, Tu viện chỉ giữ nguyên sức chứa thông thường là 2.000 người. Hàng trăm quý tộc và nghị sĩ sẽ bỏ lỡ ngày trọng đại. Hiện tại, danh sách khách mời vẫn còn bỏ ngỏ, đặc biệt là sự có mặt của Harry và Meghan.

Về trang phục, người được mời đến lễ đăng quang dự kiến mặc vest thay vì áo lễ như sự kiện cách đây 70 năm. Theo truyền thống, những bộ trang phục cực kỳ trang trọng, liên quan đến áo choàng và lông thú.

Lễ đăng quang của Charles dự kiến có quy mô nhỏ và ngắn hơn so với Nữ hoàng Elizabeth II, có thể chỉ kéo dài một giờ thay vì hơn ba giờ. Điều này được cho là làm hài lòng khán giả truyền hình. 

Trong ngày trọng đại, Charles được thoa dầu thánh, nhận quả cầu, nhẫn và quyền trượng. Nhà vua cũng được trao vương miện và ban phước trong buổi lễ lịch sử.

Vua Charles được Đức Tổng giám mục xức dầu và tuyên thệ "duy trì và bảo tồn quyền bất khả xâm phạm khu định cư của Giáo hội Anh, cũng như tôn thờ giáo lý, kỷ luật và chính phủ, cũng như luật pháp được thiết lập ở Anh".

Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, Thái tử Charles trở thành người kế vị ngai vàng. Ông sắp lập nên triều đại mới bằng lễ đăng quang vào năm tới. Buổi lễ lịch sử diễn ra vào ngày 6/5/2023. Theo Cung điện Buckingham, buổi lễ bắt nguồn từ truyền thống lâu đời và lễ giáo, đồng thời phản ánh vai trò của nhà vua ngày nay và hướng đến tương lai.

Theo Mirror, tuyên bố của Cung điện Buckingham đồng nghĩa với việc buổi lễ gồm các yếu tố cốt lõi truyền thống suốt 1.000 năm qua, đồng thời công nhận tinh thần của thời đại mới.


K.N (th)

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...