Đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người lao động phải bồi thường thế nào?

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người lao động phải bồi thường thế nào?

Bạn đọc có email tutran.XXX@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Nhiều tài xế tại Cty chúng tôi làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn đã xin nghỉ việc vì lý do mất giấy phép lái xe. Cty đã bố trí một công việc khác phù hợp, nhưng tài xế không đồng ý và đã nghỉ việc ngay. Vậy, tài xế sẽ phải chịu những trách nhiệm gì đối với Cty chúng tôi?

Người Việt du lịch 48 quốc gia, vùng lãnh thổ không cần Visa
Vàng quay đầu giảm khi USD tăng trở lại
Các mã tâm điểm ngành cảng biển năm 2023
4 yếu tố sẽ hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng trong năm 2023

Luật gia Sa Thị Mỹ Hạnh - Cty Luật TNHH YouMe trả lời: Khoản 1, điều 37 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 quy định: 1. NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước...

Khoản 2, điều 37 BLLĐ 2012 quy định NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) biết trước ít nhất là 3 đến 30 ngày làm việc tùy từng trường hợp cụ thể.

Như vậy, NLĐ được coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật khi chấm dứt HĐLĐ không đúng theo các quy định nêu trên.


Điều 43 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật bao gồm: 1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ. 2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước. 3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Theo baomoi

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...