Hơn 3 tỉ USD tuồn ra nước ngoài mua bất động sản: Không chỉ là môi trường kinh doanh

Hơn 3 tỉ USD tuồn ra nước ngoài mua bất động sản: Không chỉ là môi trường kinh doanh

Diễn đàn báo chí, dư luận xã hội đang “nóng” lên trước thông tin người Việt bỏ ra khoảng 3,06 tỉ USD để mua nhà ở Mỹ. Đây là thông tin được nêu lên trong diễn đàn kinh tế tư nhân vừa diễn ra tại Hà Nội. Số liệu này khá tin cậy, bởi đây là kết quả công bố thường niên từ Hiệp hội quốc gia Địa ốc Hoa Kỳ (National Association of Realtors) vào ngày 18/7/2017.

Prudential đổi mới mô hình văn phòng tổng đại lý, khẳng định cam kết đồng hành cùng các đối tác
FPT và Prudential Việt Nam ký kết biên bản hợp tác chiến lược
Dat Xanh Services: Ghi nhận 1.237 tỷ doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2024
VNFITE: Sợi dây kết nối nguồn vốn hiệu quả

Một căn nhà được rao bán ở thành phố Blue Island , bang Illinois (Mỹ). Ảnh: AP (theo Người lao động)

Một căn nhà được rao bán ở thành phố Blue Island , bang Illinois (Mỹ). Ảnh: AP (theo Người lao động)

Con số 3,06 tỉ USD, tương đương hơn 68.000 tỉ đồng làm người ta không khỏi “giật mình”, nhưng còn đáng lo ngại hơn thế nữa, vì đây là mới chỉ riêng ở Mỹ, còn ở Anh, Úc, Singapore, Newzealand…. thì sao? Rõ ràng phần chìm của “tảng băng trôi” là rất lớn.

Vậy ai đã chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư bất động sản và chuyển tiền bằng cách nào? Những người mua nhà ở Mỹ là những doanh nhân thành đạt, những ông chủ đại gia hay là những các vị quan chức “lao động chân chính” (ngoài đồng lương còn  nuôi lợn, chạy xe ôm , buôn chổi đót, “lao động đến thối móng tay, móng chân)?

Hiện nay, theo quy định tại pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013), công dân Việt Nam khi xuất cảnh được phép mang tối đa 5.000 USD hoặc số tiền tương đương quy đổi khi qua cửa khẩu. Bên cạnh đó người ta có thể chuyển tiền ra nước ngoài thông qua ngân hàng để thanh toán những khoản tiền chuyển cho con cái đi du học, chữa bệnh, mua xe, thuê nhà...

Thế nhưng vẫn có những chiêu thức luồn lách để chuyển tiền ra nước ngoài. Một chuyên gia kinh tế cho biết, người ta có thể chuyển vào một ngân hàng trung gian ở nước ngoài rồi từ nước thứ 3 đó chuyển vào Mỹ để mua nhà. Họ cũng có thể chuyển tiền ra nước ngoài thông qua con đường du lịch... Chẳng hạn, dựa vào số tiền tối đa mà mỗi khách được phép mang, nhóm dịch vụ có thể gom giúp ai đó chuyển một lượng tiền lớn từ trong nước ra nước ngoài một cách hợp thức hóa.

Số tiền “khủng” nêu trên liệu có phải đã được chuyển qua nước ngoài còn bằng con đường đầu tư, ủy thác xuất nhập khẩu, trả các chi phí dịch vụ bằng USD (hoặc quy đổi thành VN đồng) ngay  trong nước cho người nước ngoài có tài khoản tại Việt Nam?.

Phải chăng một bộ phận người giàu muốn tiến xa hơn, họ tìm thấy những cơ hội kinh doanh tốt hơn ở nước ngoài và muốn định cư ở một nước phát triển, có điều kiện về giáo dục, y tế, dịch vụ tốt hơn?

Có người lại cho rằng, đây là tín hiệu vui, biểu hiện cho quá trình giàu lên của đất nước. Họ cho rằng, một bộ phận người Việt đã giàu lên, tư duy làm ăn đã vượt xa biên giới, đứng trong tốp đầu sở hữu bất động sản ở đất nước phát triển nhất thế giới?

Nhưng hãy xét vấn đề ở một khía cạnh khác. Hơn 3 tỉ USD chỉ hơn nửa năm đã “chảy máu” ra nước ngoài đang đặt ra câu hỏi về năng lực quản lý ngoại tệ của Việt Nam. Với một nền kinh tế còn phải đi vay vốn ODA, vay các quỹ kinh doanh quốc tế, vay quốc gia, Chính phủ ban hành trái phiếu, huy động vàng trong dân... trong những điều kiện rất khó khăn... mà hàng tỉ USD chảy ra nước ngoài như thế thì chuyện đi vay vốn, mời gọi đầu tư... liệu còn có hiệu quả tích cực?

Trong khi Việt Nam còn đang rất thiếu nguồn lực, trong đó có nguồn lực ngoại tệ. Tổng thu nhập quốc dân mỗi năm được bao nhiêu tỉ USD, vậy mà mới chỉ nửa năm trời đã có hơn 3 tỉ “chảy máu” ra nước ngoài như thế thì phải chăng đang có vấn đề bất thường? Phải chăng môi trường đầu tư trong nước chưa đủ sức hấp dẫn, chưa đủ khả năng giữ chân những nhà đầu tư lớn trong nước? Đất nước đang cần tiền, tại sao vốn Việt lại đội nón ra đi, dư luận đang cần làm rõ đâu là nguyên cơ của vấn đề này. 

Thiết nghĩ, cơ chế quản lý, môi trường đầu tư trong nước cần được tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tạo điều kiện để hút dòng tiền đầu tư trong nước, tạo cơ hội sản xuất, kinh doanh, việc làm cho nhiều người. 

Và không chỉ dừng lại ở môi trường kinh doanh. Môi trường sống, chất lượng sống cũng cần được lưu tâm, chú trọng. Cải thiện môi trường văn hóa, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội cũng là nhiệm vụ cấp bách. “Đất lành chim đậu”, làm sao Việt Nam cần phải là đất nước để ai cũng muốn gắn bó trọn đời, yên tâm trao gửi sự nghiệp cho nhiều đời sau.

Theo : Báo Giáo dục & Thời đại

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...