Kinh tế toàn cầu đang ra sao trước nguy cơ suy thoái?

Kinh tế toàn cầu đang ra sao trước nguy cơ suy thoái?

Chủ đề nóng nhất với thị trường tài chính toàn cầu chính là nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, xác định thời điểm suy thoái kinh tế là việc nói dễ hơn làm.

Lễ tổng kết chương trình “triệu cây xanh - vì một việt nam xanh” năm 2023 với nhiều hoạt động bổ ích
TAIWAN EXCELLENCE HOÀN THÀNH CHIẾN DỊCH “TINH PHẨM NÂNG TẦM CHẤT SỐNG”, ĐỒNG HÀNH VÌ CUỘC SỐNG NGUYỆN Ý
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm qua cảnh báo, tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới trẻ em ở khu vực Nam Á.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại: Nga chưa bao giờ nhiều vàng đến thế!

Thị trường ở hầu hết các nền kinh tế đã phát triển đã có GDP sụt giảm trong 2 quý liên tiếp. Ở Mỹ, nhiều chỉ số cho thấy dấu hiệu tụt hậu. Tuy nhiên, nó chưa đủ để cho rằng tình trạng suy thoái toàn cầu đã xảy ra.

Trước đây, người ta hay theo dõi GDP của các nền kinh tế lớn như Đức và Mỹ để dự báo suy thoái nhưng hiện nay, các nền kinh tế mới nổi đang chiếm những tỉ trọng lớn hơn trong GDP toàn cầu và sự sụt giảm tăng trưởng của họ là một vấn đề.

Một thập kỷ trước, khi thế giới trải qua lần suy thoái gần nhất, Quỹ tiền tệ quốc tê IMF đã xác định lại các tiêu chuẩn về suy thoái toàn cầu. Trước đây, họ áp dụng mức tăng trưởng GDP dưới 3% được xem là dấu hiệu cho một sự suy thoái.

Sau nghiên cứu tháng 4/2009, các chuyên gia kinh tế của IMF đã quyết định rằng sự giảm GDP bình quân trên đầu người mới là chỉ số chính để đánh giá suy thoái. Cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp, thương mại, sản xuất công nghiệp và nhu cầu dầu mỏ trên quy mô toàn cầu.

Phương pháp tính này cho thấy nó cũng chỉ ra các cuộc suy thoái năm 1975, 1982, 1991 và 2009. Thậm chí, năm 2001 cũng được coi là suy thoái.

Triển vọng hiện tại là gì?

Trong khi IMF tuần này cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 xuống 3,2%, mức yếu nhất kể từ năm 2009, cơ quan này không cảnh báo kinh tế toàn cầu đang trong vùng suy thoái. Bà Kristalina Georgieva, tân Tổng Giám đốc của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, dùng cụm từ "sự chậm lại đang được đồng bộ hóa" để cảnh báo về kinh tế toàn cầu.

"Trong khi đà phát triển của kinh tế toàn cầu chậm lại rõ ràng trong năm gần đây, chúng tôi nghĩ rằng nguy cơ suy thoái toàn cầu chỉ là 30% trong 2 năm tới. Một lý do là chúng ta vẫn thấy nỗ lực của các ngân hàng trung ương và các chính phủ trong việc kích thích nền kinh tế của họ nhằm giảm thiểu sự sụt giảm tiềm năng. Mối nguy lớn nhất với kinh tế toàn cầu, theo quan điểm của chúng tôi, là sự leo thang hơn nữa trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc", Jakob Ekholdt Christensen, chuyên gia vĩ mô của Danske Bank A/S, nhận định.

Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp thông báo những tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa phái đoàn Mỹ và Trung Quốc. Ông Trump cũng cho biết ông sẽ gặp Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, trường đoàn đàm phán của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, vào ngày 11/10 theo giờ Washington.

Theo: CafeF

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...