Nam sinh Hải Phòng xôn xao cộng đồng mạng vì bức thư xin lỗi trên kính ô tô
“Do vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi ạ. Liên lạc với cháy theo số điện thoại để cháu đền ạ… (Do cháu không biết chủ ô tô là ai)
Ngày 11/11 vừa qua cộng đồng mạng rộn ràng chia sẻ và bình luận cho hình ảnh một bức thư viết vội xin lỗi của một học sinh.
Bức thư được dán lên cửa ô tô với dòng chữ:
“Do vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi ạ. Liên lạc với cháy theo số điện thoại để cháu đền ạ… (Do cháu không biết chủ ô tô là ai)
Một hành động tuy nhỏ nhưng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Nếu là trước đây thì có lẽ việc này rất chi bình thường nhưng hiện nay, việc gây ra rắc rối, sau đó nhận lỗi và chịu trách nhiệm dần dần trở nên hiếm gặp, đặc biệt là đối với người lớn.
Nhiều người bày tỏ sự cảm kích, khen ngợi hành động trung thực, can đảm, dám làm dám chịu của người viết “lá thư” này.
Học sinh lớp 11 dán mẩu giấy dán lên chiếc xe ô tô sau khi gây tai nạ. Ảnh Mai Lâm
Được biết, chủ nhân của mảnh giấy nói trên là một học sinh có tên là N.T.T (lớp 11, trường THPT Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng).
Chủ nhân của chiếc ô tô bị vỡ gương được Vnexpress đưa tin là anh Nguyễn Hữu Trung (bác dĩ Hội Châm cứu Hải Phòng). Vào buổi trưa hôm 11/11, anh dự đám giỗ người thân ở ngõ 185 Tôn Đức Thắng, phương An Dương, quận Lê Chân (Hải Phòng). Chiếc xe cá nhận được đậu gần cổng trường THPT Trần Nguyên Hãn.
Anh cho biết: “Ăn xong ra xe thấy gương bên lái bị vỡ, kính xe dán mảnh giấy viết vội cùng số điện thoại, tôi chỉ nghĩ rằng ai đó trêu đùa”
”Đến chiều tôi đã gọi lại cho em học sinh nêu trên. Em học sinh có nói lại với tôi là cháu không may đánh vỡ chiếc gương xe ô tô của chú. Cháu xin lỗi chú và muốn đền tiền. Tuy nhiên, tôi nói là chú bỏ qua cho cháu. Chú không bắt đền cháu. Chú thấy hành động của cháu rất đáng quý nên muốn gọi điện hỏi thăm” – anh Trung chia sẻ.
Cậu học sinh sau khi nhân điện thoại từ bác sĩ cũng rất bất ngờ trước cách hành xử của bác sĩ: “Chiều cùng ngày, bác chủ xe đã gọi điện, nhưng thật lạ là bác ấy không cáu gắt, cũng không hề bắt đền mà chuyện trò rất vui vẻ, dặn dò lần sau cẩn thận hơn. Trước khi cúp máy bác còn động viên em học tập cho tốt. Trước một người tốt như bác ấy, em thực sự cảm kích và thấy phải có trách nhiệm với bản thân mình hơn”, cậu bé xúc động nói.
Theo báo Đất Việt, T. kể lại, khoảng gần 12h ngày 11/11, sau giờ học em cùng với một bạn cùng lớp điều khiển xe đạp điện về nhà. Khi em chạy xe điện đến một con ngõ ở phố An Dương đã bất ngờ va vào chiếc gương của ô tô đỗ bên đường. Sau va chạm, chiếc gương bị gãy, vỡ mặt gương.
Trong xe không có người nên cậu đứng đợi một lúc. Vì đợi mãi không thấy ai nên cậu để lại mảnh giấy với hy vọng chủ xe liên lạc lại để có cơ hội xin lỗi và đền bù.
T. chia sẻ rằng lúc ấy, cậu chỉ nghĩ đơn giản là mình làm sai thì phải nhận sai. Dù có bỏ đi thì cũng thấy không thoải mái, lương tâm không cho phép làm như vậy. Mặc dù vẫn còn là học sinh, không có nhiều tiền nhưng việc đặt trách nhiệm lên hàng đầu đã khiến cho chủ xe xúc động và không yêu cầu cậu phải bồi thường. Đó là điều bất ngờ vì việc nhận lỗi và chịu trách nhiệm cho hành động của mình không chỉ được cộng đồng đánh giá cao mà việc bồi thường cũng thành chuyện nhỏ và được bỏ qua. Cậu bé cho rằng mình may mắn khi không phải đền bù thiệt hại nhưng chính nhờ hành động nhỏ là để thư xin lỗi đã làm ấm bao con người.
Nhiều người sau khi nghe câu chuyện này đã ái ngại về hai chữ “trách nhiệm” khi nhớ lại vụ ô tô đụng xe máy xảy ra vào ngày 7/11 vừa qua. Trong camera hành trình của một ô tô đã ghi lại cảnh chiếc Toyota Innova 7 chỗ lưu thông trên đường Võ Chí Công (Hà Nội) với tốc độ cao. Chiếc xe phi nhanh vượt lên dòng người đi trên đường và đụng phải cô gái đang chạy xe máy trên đường rồi vội vàng bỏ chạy mất dạng.
Mặc dù vụ việc không gây ra thương vong nhưng nó thể hiện mặt trái của xã hội hiện nay. Con người thiếu sự quan tâm yêu thương lẫn nhau khiến cho ai cũng có cảm giác lạnh giá trong tâm hồn. Tuy nhiên, việc bức thư xin lỗi của cậu học sinh lớp 11 giống như ngọn lửa ấm áp làm tan chảy sự lạnh lẽo ấy và đem lại hy vọng rằng xã hội này có người tốt, có người xấu chứ không phải tất cả đều xấu như người ta vẫn nghĩ.
Theo: Daikynguyen