Nếu cha mẹ hành thiện thì trẻ sẽ là hạt giống thiện
Trẻ em là tương lai của gia đình, của đất nước. Ngày hôm nay, trẻ được giáo dục như thế nào, được chứng kiến những gì từ cha mẹ, từ xã hội… thì tương lai trẻ sẽ trở thành người như vậy.
Bài chia sẻ của một phụ nữ Trung Quốc trong một chuyến công tác tới Nhật Bản dưới đây, khiến nhiều người suy ngẫm sâu sắc.
Mỗi lần đến Nhật Bản công tác, tôi đều rất yêu thích được đi dạo trên đường phố ở đất nước này. Chuyến công tác này cũng vậy, tôi lại thả bộ trên những đường phố thân thuộc sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Hôm ấy, trên đường đi dạo, tôi ghé vào một cửa hiệu mua một con búp bê, rồi trả tiền và bước đi. Đi được một đoạn, tôi rẽ vào một cửa hàng khác để mua chút quà, không ngờ phát hiện ra một cô bé còn rất trẻ tuổi đang hớt hải chạy đi tìm người.
Tôi chợt nhận ra cô bé ấy chính là người đã bán cho tôi con búp bê khi nãy và người mà cô bé đang muốn tìm chính là tôi.
Vừa chạy đến gần chỗ tôi, cô bé cúi gập người một cách lo sợ. Vẻ mặt kinh sợ của cô bé vừa hàm chứa sự biết lỗi vừa hàm chứa lời cảm ơn. Điều này ai cũng dễ dàng bắt gặp ở đất nước Nhật Bản xinh đẹp này.
Lúc ấy tôi còn chưa hiểu vì sao thì cô bé cúi người, đưa cho tôi mấy tờ tiền lẻ và nói: “Xin lỗi cô, khi nãy cháu đã tính nhầm tiền cho cô ạ! Đây là số tiền thừa, cháu xin gửi lại cô!”
Nghe xong lời giải thích của cô bé, tôi mới hiểu rõ ra sự tình. Quả thực, khi thấy cô bé để ý đến một chút tổn thất nho nhỏ của mình tôi cảm nhận được rằng, khoảng cách giữa chúng tôi thật dễ dàng rút ngắn lại đến mức dừng như không còn khoảng cách nữa.
Tôi chợt thấm thía hơn về cách giáo dục của người Nhật Bản, cách giáo dục mà tôi vấn ngưỡng mộ từ lâu!
Trên đường trở về, tôi gặp một người phụ nữ Đài Loan ở trên xe buýt. Chúng tôi nói chuyện cùng nhau, cô ấy nói rằng: “Đài Loan gần đây có một chính sách mới, tất cả những trẻ em không được ăn no đủ đều có thể đến các cửa hàng tiện lợi để lấy đồ dùng miễn phí.”
Khi tôi còn chưa nói được gì, thì vị khách này khó hiểu hỏi tôi: “Vì sao có một số người bạn Trung Quốc của tôi khi nghe thấy chính sách này lại hỏi tôi rằng, làm thế nào để phòng ngừa những đứa trẻ giả mạo?”
Tôi vẫn đang suy nghĩ…
Cô ấy lại nói tiếp: “Thật kỳ quái! Ai mà đã có thể được ăn no rồi thì làm gì còn ý định đi lĩnh hàng miễn phí chứ phải không? Con người là cần có tôn nghiêm mà!”
Một hồi trò chuyện, trò chuyện qua lại, cô ấy còn nói rằng: “Thiện là một việc tuần hoàn!”
Tôi chợt nhớ về quê hương mình, dường như từ lâu đã không còn nghe thấy ai nhắc đến từ “tôn nghiêm”.
Điều khiến tôi xấu hổ chính là việc cô ấy còn hỏi tôi rằng: “Nếu chuyện này mà xảy ra ở đất nước cô, thì những đứa trẻ đã được ăn no rồi có giả mạo để lĩnh hàng miễn phí không?”
Tôi không thể trả lời câu hỏi ấy, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ xe, sau cơn mưa, những giọt nước đã làm cho kính xe sáng rõ hơn, tựa như có thể phản chiếu được lại.
Tôi đột nhiên cảm thấy, chúng ta đã mất đi một chút giá trị vốn nên trân trọng, một ít giá trị này vốn từng là do chúng ta sáng tạo ra, thuộc về chúng ta, cần chúng ta truyền giao xuống tay của những đứa trẻ.
Tương lai hẳn là nằm ở những trẻ nhỏ, nhưng người lớn khi sống trong xã hội dục vọng đã “bất tri bất giác” làm liên lụy đến chúng rồi.
Nhìn xem, trẻ em trong xã hội ngày nay như thế nào? Uống sữa bột sợ có độc, ngồi xe sợ gặp chuyện không may, đi nhà trẻ thì sợ ngược đãi, học đại học thì sợ tốt nghiệp không có việc làm…Bọn trẻ ngay từ bé đã tiếp nhận hết thảy những hậu quả xấu của xã hội, nên cũng không biết rằng chúng có vì được ăn miễn phí mà đánh mất sự tôn nghiêm của mình hay không?
Vấn đề là cha mẹ luôn e sợ con mình trở thành một kẻ bại trước người khác, trước xã hội nên từ nhỏ đã muốn dạy con trở thành người khôn khéo. Có bao nhiêu người “dám” để đứa trẻ trở thành người thực sự vô tư, thành khẩn, nói thật, thật tính, vui vẻ giúp đỡ người khác…Họ sợ rằng, đứa trẻ sẽ trở thành một “con rối” trong thế giới tàn khốc này.
Nếu chúng ta là thiện thì trẻ nhỏ chính là hạt giống thiện cho thế hệ tiếp theo, còn nếu chúng ta là ác thì trẻ nhỏ chính là quả ác!
Theo NTDTV