Ngành nhựa ứng phó trước lệnh cấm nhập phế liệu nhựa của Trung Quốc
Vừa qua tại TP.HCM trong khuôn khổ Triển lãm nhựa và máy móc, thiết bị bao bì và in ấn do Hiệp hội nhưa Việt Nam phối hợp cùng công ty Lê Trần Group đã tổ chức. Hội thảo có sự tham dự của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội nhựa Việt Nam, các nhà khoa học và các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực nhựa đến từ Đức và Ấn Độ.
Ngày 01/01/2018, lệnh cấm nhập phế liệu nhựa của Trung Quốc chính thức được áp dụng. Trung Quốc chiếm 1/2 sản lượng hạt nhựa tái chế của thế giới. Vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam mở rộng thị phần, tăng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức vô cùng lớn khi các doanh nghiệp nhựa lớn mạnh của Trung Quốc có thể chuyển sang đầu tư tại Việt Nam và trở thành đối thủ ngay tại sân nhà chúng ta. Chiến lược phát triển bền vững để tận dụng cơ hội và đối đầu thách thức là vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam hiện nay.
Ông Trần Vũ
Lê -Tổng Giám đốc Lê Trần Group chia sẻ về cơ hội của ngành nhựa Việt Nam với
lệnh cấm nhập phế liệu nhựa của Trung quốc
Hội thảo đã nhận được những ý kiến thảo
luận, phân tích về lệnh cấm nhập khẩu phế liệu nhựa Trung Quốc; phân tích đánh
giá cơ hội cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam; phân tích những nguy cơ tiềm ẩn
ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp
nhựa Việt Nam; đề ra những chiến lược đưa tất cả các doanh nghiệp nhựa phát
triển bền vững và ngành công nghiệp nhựa vươn ra thị trường khu vực và quốc tế.
Việt Nam sẽ có sàn giao dịch nhựa Tháng 2/2018
Nhiều năm
qua, Trung Quốc là một trong những nước nhập phế liệu nhựa lớn nhất
thế giới với giá trị nhập khẩu lên đến hàng tỷ USD. Thế nhưng, từ
1/1/2018, nước này đã chính thức ban hành lệnh cấm nhập khẩu phế liệu
nhựa. Điều này cũng có nghĩa là nước này phải nhập khẩu hạt nhựa
nguyên liệu để sản xuất nhựa.
Đây là cơ
hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần, nâng cao lợi
nhuận. Ngoài ra, khi các nước châu Âu bị chặn nguồn bán phế liệu vào
Trung Quốc thì các doanh nghiệp Việt Nam lại càng có thêm cơ hội để hợp
tác với những đối tác này.
Theo thống
kê, mỗi năm Trung Quốc nhập khoảng 7,3 triệu tấn hạt nhựa, trị giá
hàng tỷ USD. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt cơ hội này, sẽ có thể
trở thành những đối tác lớn cung cấp hạt nhựa cho phía các doanh nghiệp Trung
Quốc.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, mặc dù cơ hội là rất lớn nhưng thách thức cũng không hề nhỏ bởi nguy cơ xảy ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá hạt nhựa giữa các doanh nghiệp trong nước là điều rất dễ xảy ra.
Việc thành
lập một sàn giao dịch nhựa sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát được sản
xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trước các doanh nghiệp cùng ngành của các
quốc gia khác.
Ông Đặng Ngọc Quốc, Giám đốc Kinh doanh Lê Trần Group cho biết, dự kiến sàn giao dịch nhựa và chợ nhựa sẽ đi vào hoạt động từ tháng 2/2018 sau khi doanh nghiệp này đàm phán với Hiệp hội nhựa Trung Quốc vào 19/1 tới. Riêng khu công nghiệp sản xuất nhựa công nghệ cao thì đang được xây dựng với quy mô 181 hecta ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo BizF