Ngành thời trang Việt Nam và bối cảnh hội nhập thế giới

Ngành thời trang Việt Nam và bối cảnh hội nhập thế giới

Sau 32 năm mở cửa và vươn mình hội nhập thế giới, ngành thời trang Việt đã và đang có những thay đổi lớn, mà tiêu biểu nhất đó chính là xu hướng thời trang. Tuy nhiên giữa giai đoạn hoà nhập, ngành công nghiệp thời trang cũng đang hứng chịu những bất lợi trên chính “sân nhà” của mình

Prudential đổi mới mô hình văn phòng tổng đại lý, khẳng định cam kết đồng hành cùng các đối tác
FPT và Prudential Việt Nam ký kết biên bản hợp tác chiến lược
Dat Xanh Services: Ghi nhận 1.237 tỷ doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2024
VNFITE: Sợi dây kết nối nguồn vốn hiệu quả

Ngành thời trang Việt Nam đang có những biểu hiện rõ ràng trong quá trình hội nhập với thế giới, điều đó được minh chứng cụ thể khi Việt Nam tổ chức các chương trình thời trang mang tầm vóc quốc tế như VietNam International Fashion Weeks, và lĩnh vực thời trang cũng đang ghi nhận sự gia nhập ngành cao hơn bao giờ hết trong giai đoạn 2016 đến giữa năm 2018. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp thời trang, được ghi nhận là một thị trường thu hút nhiều vốn đầu tư, từ những đơn vị bán lẻ truyền thống cho đến những thương hiệu lớn. Tại thị trường Việt Nam, trong những năm gần đây, đã chứng kiến những bước tiến nhanh của ngành thời trang khi cập nhật công nghệ mới từ khâu sản xuất cho đến cách thức tuyên truyền vào cộng đồng.

Cục diện thay đổi sau thời điểm hội nhập 

Từ năm 2016, với việc kí kết hàng loạt các hiệp định tự do thương mại với nhiều quốc gia như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU đã tạo ra đòn bẩy phát triển kinh tế hiệu quả, mở đường cho ngành hàng thời trang của Việt Nam tiến vào các thị trường lớn trên thế giới.

Cũng theo dữ liệu được thống kê từ cục xuất nhập khẩu, ngành may mặc là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều từ việc xuất khẩu, khi lượng hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam tăng đến 20% trong các năm gần đây và có thể đạt đến 50% trong mười năm tới. Đối với vấn đề nhập khẩu, các cam kết trong những hiệp định chung đã giúp cho các nhà sản xuất tiếp cận được với nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao từ các quốc gia có ngành may mặc phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản với giá thành hợp lý góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường.

Một điểm nổi bật khác chính là thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến nhiều sự gia nhập từ các ông lớn Mark & Spencer (Anh quốc), Robins thuộc tập đoàn Central (Thái Lan), Parksons (Malaysia), AEON (Nhật Bản) và Lotte (Hàn Quốc) đã nhanh chân chiếm lấy thị trường nội địa. Với ưu thế về uy tính thương hiệu và khả năng tài chính, những thương hiệu lớn gần như chiếm dần thị trường và tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thời trang. Đồng thời, với mức thu nhập và chất lượng sống ngày càng được nâng cao, mức độ chi tiêu của các nhóm đối tượng khách hành dần được định hình rõ.

Đứng trước bối cảnh đó, ngành thời trang Việt cần có một sự thay đổi “tất tần tật” từ khâu sản xuất, thiết kế, phân phối đến chiến lược marketing để có thể đủ sức bám trụ, tồn tại. Nếu không nhận định để thay đổi, những nhà sản xuất nội địa hoàn toàn bị thiệt thòi và bị động trước sự tấn công của các thương hiệu quốc tế


Thách thức và bài toán chưa có lời giải 

Nếu đánh giá thì có thể nói ngành thời trang Việt đang sở hữu những yếu tố “thiên thời địa lợi” về kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực gia công, lực lượng nhà thiết kế trẻ, duy trì mức tăng trưởng liên tục về lượng khách quốc tế hàng năm, ngành thủ công truyền thống lâu đời và bề dày văn hóa. Tuy nhiên, mức độ phát triển của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam vẫn rất chậm, thiếu sự đồng bộ và mang tính chất tự phát thay vì được quy hoạch bài bản.

Trên thực tế, nếu đánh giá tổng thể thì những thương hiệu thời trang Việt đang đứng trước một thách thức chung chính là chưa thật sự biết thị trường cần gì hay nói cách khác chính là việc các nhà sản xuất chưa nắm rõ họ cần sản xuất gì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. “9 người 10 ý” đó chính là điều đang gây ra khó khăn cho khâu sản xuất.

Sự thay đổi ngoạn mục của ngành thời trang

Mô hình dịch chuyển của thời trang thế giới xưa nay vốn đi theo hình kim tự tháp. Xu hướng được khởi xướng từ các nhà mốt danh tiếng (fashion house) với số lượng hạn chế, giá thành cao chỉ cho tầng lớp thượng lưu thông qua các sản phẩm thiết kế haute-couture. Sau đó, xu hướng phổ biến xuống trung lưu và tầng lớp bình dân nhờ gia công số lượng lớn vào cuộc. Thời điểm này, sản phẩm đã được sản xuất với số lượng khổng lồ kèm theo giá thành rẻ và vòng đời của xu hướng theo đó cũng kết thúc.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường thời trang thế giới đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt đối với thị trường trẻ và mật độ kết nối Internet cao như Việt Nam. Điều đó dẫn đến xu hướng thời trang đi rất nhanh từ các nhà mốt đến tay người tiêu dùng bình dân, từ sàn run-way đến cửa hàng bán lẻ. Người tiêu dùng thời đại số, bất kể bình dân hay cao cấp, rất am hiểu và  cập nhật xu hướng nhạy bén. Do đó để sống còn với môi trường thời trang hiện nay, sự nắm bắt nhanh nhu cầu và trào lưu là yếu tố then chốt.


Tỉ lệ người dùng internet và mạng xã hội Việt Nam

Nguồn: UN Data access 2011

Big Data – giải pháp mới cho ngành thời trang

Vậy làm sao để nắm bắt nhu cầu và xu hướng từ người tiêu dùng?

Lấy ví dụ, bạn có một nhãn hiệu thời trang. Người tiêu dùng mỗi giây mỗi phút trao đổi về sản phẩm của bạn trên kênh Facebook của họ, trên Instagram của công ty, trên website của trung tâm thuơng mại có cửa hàng, trên Facebook của người mẫu, diễn viên đại diện cho thương hiệu … Toàn bộ những cuộc đối thoại đa kênh này hình thành dữ liệu Big Data về người tiêu dùng mà nếu nắm bắt được thì việc đưa ra bài toán sản xuất sẽ rất dễ dàng và hiệu quả

Để làm được việc này, các phần mềm Big Data sẽ thu thập những “dấu vết” của người dùng để tổng hợp thành kho dữ liệu. Nhà bán lẻ có thể nhìn vào đó để biết rằng mùa hè năm nay màu sắc nào đang thịnh hành, kiểu dáng nào đang được ưa chuộng, hay kiểu nào đã lỗi thời. Từ đó đưa ra quyết định sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu. Điều đó cũng giúp cho các nhà bán lẻ tìm ra đáp án cho nỗi sợ hãi lớn nhất của ngành bán lẻ : hàng tồn kho.

Một điểm vượt trội nữa chính là Big Data có thể thu thập những thông tin về các đối thủ. Trên thực tế, các công ty cùng ngành đang bán sản phẩm gì, chất liệu như thế nào, giá bao nhiêu, khi nào họ giảm giá và giảm bao nhiêu… luôn là những câu hỏi thường trực của các nhà bán lẻ. Vì vậy, Big Data chính là một giải pháp giúp các thương hiệu có thể giữ vững vị thế cạnh tranh về giá và sản phẩm.


Tính năng ưu việt của Big Data

Big Data đóng vai trò then chốt trong toàn bộ hệ thống cung ứng của doanh nghiệp bán lẻ. Các phòng ban đều trực tiếp sử dụng lợi ích của dữ liệu này để đưa ra các quyết định, cụ thể như nhân viên thu mua biết cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm nên chỉ mua đúng lượng vải đã định. Trong khi đó, Nhà thiết kế nắm bắt xu hướng nào thịnh hành để cho ra mẫu mã kịp phục vụ thị trường. Đồng thời, Sales và Marketing tường tận giá cả nào hợp lý và khi nào nên khuyến mãi.

Một ưu điểm khác mà Big Data mang đến đó chính là thông tin chính xác đến từng giây phút hay còn gọi là “real-time data”. Nếu phương pháp khảo sát lấy mẫu bằng việc phát bảng khảo sát hoặc phỏng vấn mất thời gian quá dài, thông tin đến tay nhà bán lẽ đã “cũ” và xu hướng đã chuyển đổi thì Big Data cập nhật từng giây từng phút các điểm dữ liệu mà công nghệ thu thập được. Theo đó, các bộ phận trong công ty ra quyết định nhanh và “ứng biến” linh hoạt. Từ đó, giúp các thương hiệu luôn giữ vững lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

Ngành thời trang Việt Nam đang trong giai đoạn hoà mình vào thế giới, chính vì vậy các nhà bán lẻ, các thương hiệu thời trang nội địa cần nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Từ đó tạo tiền đề đưa ra quyết định sản xuất về số lượng hay mẫu mã kèm theo đó là mức giá thành phù hợp để giữ vững vị thế cạnh tranh. Với những tính năng ưu việt mà Big Data mang lại cho ngành thời trang, có thể nói, trong tương lai gần, việc sử dụng Big Data không còn là một lựa chọn mà đó chính là yếu tố không thể thiếu của ngành thời trang Việt. 

Mai Hương Trần (Sáng lập công ty 8870Link)

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...