Người Liên Xô từng thường không chọn đi ăn nhà hàng, lý do thật bất ngờ

Người Liên Xô từng thường không chọn đi ăn nhà hàng, lý do thật bất ngờ

Theo trang Russia Beyond, người dân Liên Xô nói chung thường ăn ở căng tin hoặc tại nhà, và tất cả các sự kiện, bao gồm cả đám cưới, hầu hết đều được tổ chức ở đó. Tuy nhiên, vẫn có một số ít chọn ra nhà hàng ăn tối.

Lễ tổng kết chương trình “triệu cây xanh - vì một việt nam xanh” năm 2023 với nhiều hoạt động bổ ích
TAIWAN EXCELLENCE HOÀN THÀNH CHIẾN DỊCH “TINH PHẨM NÂNG TẦM CHẤT SỐNG”, ĐỒNG HÀNH VÌ CUỘC SỐNG NGUYỆN Ý
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm qua cảnh báo, tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới trẻ em ở khu vực Nam Á.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại: Nga chưa bao giờ nhiều vàng đến thế!

Trong nhà hàng Plakuchaya Iva, những kẻ buôn lậu xảo quyệt dụ dỗ một công dân Liên Xô tử tế tên là Semyon Gorbunkov. Mục tiêu của chúng là chuốc cho anh ta say và sau đó chúng sẽ lấy những viên kim cương được giấu trong cánh tay bó bột của anh ta…

Theo trang Russia Beyond, đây là một cảnh trong bộ phim mang tính biểu tượng của Liên Xô "Cánh tay kim cương" (1969) và nó phản ánh phần nào thái độ của xã hội Liên Xô đối với các nhà hàng. Đó là nơi được cho là thường có những kẻ tội phạm tụ tập để làm những việc bẩn thỉu.

Người Liên Xô từng thường không chọn đi ăn nhà hàng, lý do thật bất ngờ - Ảnh 1.

Cảnh trong phim "Cánh tay kim cương"

Ăn nhà hàng quá đắt đỏ

Theo trang Russia Beyond, để ăn tối trong một nhà hàng, trung bình một người Liên Xô phải bỏ ra một phần tư hoặc thậm chí một nửa tiền lương hàng tháng của mình. Ví dụ, vào đầu những năm 1980, ăn tối trong một nhà hàng tại Liên Xô vào khoảng 25 rúp. Để so sánh, số tiền đó tương đương với khoản trợ cấp hàng tháng cho sinh viên ở Moscow, và mức lương trung bình hàng tháng của một bác sĩ là khoảng 120 rúp.

Do đó, các nhà hàng được coi là chỗ chỉ dành cho giới thượng lưu. Những công dân Liên Xô bình thường đơn giản là không thể chi tiêu vào những thứ xa xỉ như vậy.

Bà Olga – công dân Moscow - nhớ lại: "Chồng tương lai của tôi đã chinh phục tôi theo đúng nghĩa đen bằng cách mời tôi đến một nhà hàng vào giữa những năm 1980. Là một nhà khoa học và nghiên cứu sinh, anh ấy đã đến Siberia để làm việc trên một công trường xây dựng. Anh ấy đã mang về một số tiền không nhỏ và chúng tôi đã đi ăn trưa vài lần tại một trong những nhà hàng hạng sang trên phố Kalininsky Prospekt [nay là phố Novy Arbat ở Moscow]."

Theo trang Russia Beyond, cũng giống như ngày nay, bữa trưa trong nhà hàng vào thời đó rẻ hơn nhiều so với bữa tối. Thông thường, đó là một thực đơn bao gồm các món ăn chế biến sẵn, giống như một "bữa trưa công sở" hiện đại. Nhưng ít người đến nhà hàng ăn trưa.

Rất khó để đặt bàn

Theo trang Russia Beyond, vào thời đó có rất ít nhà hàng tại Liên Xô. Ở Moscow và Leningrad (nay là St. Petersburg), có nhiều hơn một chút, trong khi ở các thị trấn tỉnh lẻ, chẳng hạn như khu nghỉ mát phía nam Taganrog (vào thời Xô Viết, có 300.000 người sống ở đó) chỉ có 2 nhà hàng. Ở các thị trấn nhỏ, thậm chí không xa Moscow, hoàn toàn không có những nhà hàng như vậy, và những người muốn có một bữa tối thịnh soạn phải đi xa hơn.

Đây là lý do tại sao rất khó để đặt bàn. Và không phải ai cũng được phép vào nhà hàng. Thông thường, để vào nhà hàng, bạn phải boa rất hậu hĩnh cho maitre d' - người phụ trách việc bố trí bàn cho khách, vì tất cả những ai bị cho là "không phù hợp" đều được thông báo rằng nhà hàng đã hết bàn.

Điều đáng nói là các nhà hàng thường trông sang trọng, đặc biệt là theo tiêu chuẩn của một người Liên Xô quen với sự đơn giản. Ví dụ, nhà hàng Praga ở Moscow có một hồ cá khổng lồ khiến nhiều người kinh ngạc.

Trong nhà hàng cũng luôn có nhạc sống vào buổi tối và nhiều người đến khiêu vũ. Cũng có một quy tắc bất thành văn về trang phục khi đi nhà hàng: những người trông nhếch nhác hoặc ăn mặc quá giản dị không có cơ hội vào trong.

Người Liên Xô từng thường không chọn đi ăn nhà hàng, lý do thật bất ngờ - Ảnh 2.

Không có văn hóa nhà hàng ở Liên Xô

"Tôi có thể đếm trên đầu ngón tay số lần tôi đến một nhà hàng. Một vài lần tại đám cưới của ai đó. Tôi thậm chí còn chưa từng nghĩ đến việc đến đó. Sau khi đi làm về, chúng tôi ăn tối tại nhà. Cuối tuần, chúng tôi sẽ đến nhà bố mẹ tôi để ăn trưa. Sau đó, chúng tôi không biết phải để bọn trẻ cho ai vào buổi tối nếu chúng tôi đi ăn nhà hàng", Elena - một kế toán ở ngoại ô Moscow - nhớ lại. Thêm vào đó, trẻ em dưới 16 tuổi cũng không được phép vào nhà hàng vào buổi tối.

Theo trang Russia Beyond, đối với sinh nhật, tụ tập bạn bè, ngày lễ và thường là cả đám cưới, người dân Liên Xô thường tổ chức mọi thứ ở nhà. Có cả một nền văn hóa tụ tập bên bàn tiệc: salad được chế biến từ những sản phẩm có sẵn, dưa muối từ mùa hè được lấy ra.

Nhiều cư dân Liên Xô lớn lên trong các ngôi làng hoặc khu định cư nhỏ của tầng lớp lao động. Vì vậy, khi chuyển đến các thành phố lớn, họ phải tiết kiệm mọi thứ để nuôi gia đình. Đến nhà hàng được coi là một điều gì đó thừa thãi, một sự xa xỉ không cần thiết, thậm chí là một điều gì đó vô đạo đức.

Mọi người đã đi đâu nếu không đến nhà hàng?

Theo trang Russia Beyond, công dân Liên Xô có thể ăn trưa trong căng tin, nơi chỉ mở cửa vào ban ngày. Tất cả các trường học, học viện, nhà máy, văn phòng, thư viện… đều có căng tin với các bữa ăn sẵn để lựa chọn. Và có thể có một bữa trưa no nê chỉ với 50 kopecks hoặc 1 rúp (so với 25 rúp khi ăn ở nhà hàng).

Ngoài ra còn có các quán cà phê nhỏ, cửa hàng bánh ngọt, quán bia và quán giải khát. Vào cuối thời Xô Viết, thậm chí còn có một số quán bar phục vụ cocktail, nơi cũng tổ chức vũ trường. Cũng có những bữa tiệc tự chọn được tổ chức trong rạp hát hoặc phòng chơi bi-a. Ở đó, người ta có thể gọi nước chanh, rượu cognac, các loại hạt, bánh sandwich hoặc món tráng miệng…

Người Liên Xô từng thường không chọn đi ăn nhà hàng, lý do thật bất ngờ - Ảnh 3.

Một quán cà phê vào thời Xô Viết. Ảnh: MDF

Nhà hàng thực sự dành cho ai?

Những người dân Liên Xô bình thường chỉ đi nhà hàng vào những dịp rất lớn, và thường thì họ đã tiết kiệm tiền trước cho việc đó. Nhưng, cũng có một bộ phận người thường xuyên đến nhà hàng, ăn trưa hay ăn tối. Ngoài giới tội phạm, còn có những người được coi là ưu tú - quan chức, sĩ quan cấp cao, giáo sư và con cái của họ - được gọi là "thanh niên vàng" - là khách quen của các nhà hàng.

"Tôi nhớ giáo sư đại học của chúng tôi đã mời chúng tôi đến nhà hàng Pekin [ở Moscow], đó là một sự kiện lớn đối với chúng tôi, nhưng bản thân ông ấy cũng thường xuyên đến đó", bà Olga nhớ lại.

"Ông tôi phục vụ trong một đơn vị quân đội tinh nhuệ vào những năm 1950-1960 và rất hay đến nhà hàng. Ông kiếm được khá nhiều tiền và thường đi nhà hàng với các đồng nghiệp. Họ tiệc tùng hết mình theo đúng nghĩa đen", Maria - một giáo viên tại Đại học quốc gia Moscow - nhớ lại.

Người nước ngoài cũng nằm trong số những người đến nhà hàng. "Một trong những lần hiếm hoi tôi đi ăn nhà hàng là khi những người bạn Hungary đến thăm chúng tôi khi còn là sinh viên tại học viện và chúng tôi đã đưa họ đến nhà hàng Budapest", Muscovite Sergei nhớ lại.

Dành nhiều thời gian trong nhà hàng cũng là việc làm thường xuyên của các nhà văn, nhà báo và diễn viên nổi tiếng - những người kiếm được mức lương tốt hoặc thậm chí rất cao vào thời Xô Viết.

"Chúng tôi đến rạp hát và nhà hàng. Tóm lại, chúng tôi sống một lối sống bình thường cho giới trí thức sáng tạo", Sergei Dovlatov viết trong tuyển tập truyện ngắn "Thỏa hiệp" của mình.

Nguồn: soha



Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...