Nhà đầu tư chứng khoán sống khỏe nhờ chính sách tài khóa, tiền tệ

Nhà đầu tư chứng khoán sống khỏe nhờ chính sách tài khóa, tiền tệ

Những chính sách tài khóa và tiền tệ hiện nay của các quốc gia trên thế giới đang mang tới những cơ hội tốt cho nhà đầu tư chứng khoán.

Người Việt du lịch 48 quốc gia, vùng lãnh thổ không cần Visa
Vàng quay đầu giảm khi USD tăng trở lại
Các mã tâm điểm ngành cảng biển năm 2023
4 yếu tố sẽ hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng trong năm 2023

Trước khi đại dịch Covid-19 biến Ý trở thành một trong những nền kinh tế lớn lún sâu nhất vào khủng hoảng kinh tế thì quốc gia châu Âu này đã là một trong những nước có tỷ lệ nợ cao nhất trên thế giới. Thế nhưng giờ đây Ý vẫn có thể vay mượn, thậm chí với lãi suất bằng 0.

Hãng tin CNN đưa tin, hôm 12/10 vừa rồi, quốc gia có tỷ lệ nợ cao thứ nhì châu Âu (chỉ sau Hy Lạp) đã phát hành thành công lô trái phiếu chính phủ có thời hạn 3 năm với lãi suất bằng 0. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư sẽ không nhận được gì khi lô trái phiếu này đáo hạn vào năm 2024.

Đây là tín hiệu mới nhất cho thấy rằng có rất ít trở ngại đối với việc vay nợ của các chính phủ để lấy tiền tái thiết lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề bởi dịch Covid-19. Ngân hàng trung ương các nước - những người có nhiệm vụ ‘gác cổng’, ngăn ngừa những động thái kiểu trên dường như đang đứng về phía chính phủ.

Các chính phủ đã bơm vào nền kinh tế hàng nghìn tỷ đô la để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng và đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng trong việc phải cung cấp thêm những khoản hỗ trợ tài chính cho người lao động và các doanh nghiệp, đặc biệt là khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai đang đe dọa những nỗ lực phục hồi kinh tế vốn đang rất mong manh.

Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell hồi đầu tháng này có nói rằng, sẽ có rất ít rủi ro khi chính phủ đưa ra các gói kích thích kinh tế quá liều lượng, nhưng nếu chính phủ không làm gì hoặc làm quá để hỗ trợ nền kinh tế thì chắc chắn nỗ lực phục hồi kinh tế sẽ thất bại.

Thậm chí Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) - định chế tài chính quốc tế vốn rất khắt khe đối với những chính phủ thi hành chính sách vay nợ thiếu bền vững, cũng tỏ ra thận trọng trong việc chấm dứt những khoản trợ cấp quá sớm.

“Để ngăn nền kinh tế lún sâu hơn nữa vào khó khăn thì các chính sách hỗ trợ không nên bị chấm dứt quá sớm”, Kinh tế gia trưởng IMF Gita Gopinath nêu ý kiến trong một báo cáo được IMF công bố hôm 13/10.

Chính phủ Ý trước đó cũng đã phát hành thành công lô trái phiếu có thời hạn dài hơn với mức lợi tức thấp kỷ lục, bất chấp việc Fitch Ratings vào tháng 4 đã định mức tín nhiệm của trái phiếu nước này chỉ cao hơn một mức so với loại trái phiếu rác.

IMF thậm chí còn dự báo nền kinh tế của quốc gia này sẽ tăng trưởng âm 10,6% trong năm nay và nợ chính phủ sẽ lên tới 160% GDP vào cuối năm 2020, tăng từ mức 135% của năm ngoái.

Việc Ý vay nợ với giá rẻ như trên cho thấy đã có rất ít sự can thiệp từ ngân hàng trung ương và có sự mất kết nối giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực.


Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn ra tại châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới, và với việc Ý - một quốc gia có tỷ lệ nợ chính phủ cao - vẫn vay mượn được mà không phải trả một đồng lãi suất nào, các nhà đầu tư đang mong chờ Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đưa ra những gói hỗ trợ mới đối với các nền kinh tế.

Những nhà đầu tư trái phiếu đang đánh cược vào việc ECB sẽ lại đưa ra những gói kích thích kinh tế mới, có thể sớm nhất là vào tháng 12 năm nay, thông qua chương trình mua lại tài sản có giá trị lên tới 1.350 tỷ USD.

Ý cũng sẽ được hưởng lợi từ chương trình này do Liên minh châu Âu cam kết một gói tài chính có giá trị 882 tỷ USD để hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch phục hồi kinh tế sau dịch. Theo đó, Ý sẽ nhận được 101,7 tỷ USD.

“Nhờ triển vọng dòng tiền vẫn tiếp tục chảy mà thậm chí các quốc gia thành viên EU gặp khó khăn về tài chính vẫn có thể vay mượn trên thị trường với những điều khoản hết sức ưu đãi”, Berenberg, Kinh tế trưởng tại Holger Schmieding nhận định.

Ý là ví dụ mới nhất về việc các chính phủ trên thế giới, bao gồm cả các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Pháp v.v…đang thi hành những chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tương tự, tại Việt Nam Chính phủ cũng đang thi hành nhiều chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Mới đây nhất vào ngày 8/10 Ngân hàng Nhà nước đã lần thứ ba trong năm nay giảm tiếp lãi suất điều hành để đẩy tín dụng ra nền kinh tế vào những tháng cuối năm.

Nhờ khống chế rất tốt dịch bệnh, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, trong năm nay kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 1,5-3%, thuộc nhóm có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Giới chuyên gia cũng dự báo Việt Nam có thể tăng trưởng kinh tế theo hình chữ V trong năm tới và có khả năng rất mạnh.

Mặc dù hiện nay chỉ số VN-Index đã phục hồi mạnh từ mức đáy 650 điểm lập được vào tháng 3 nhưng nhiều công ty chứng khoán vẫn nhận định triển vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn rất tươi sáng trong thời gian tới, với điều kiện dịch Covid-19 không bùng phát trở lại.

Theo tinnhanhchungkhoan

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...