Những quốc gia siêu giàu tại sân chơi World Cup 2018
Nhật, Đức và Pháp là 3 siêu cường quốc giàu nhất mùa World Cup năm nay dựa trên số liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF.
Bóng đá thường đi đôi với đồng tiền. Môn thể thao vua này được theo dõi ở nhiều nơi trên thế giới, với một số câu lạc bộ nổi tiếng có giá trị gần 1 tỷ USD như Manchester United, Real Madrid hay Bayern Munich.
Với sự chú ý chuyển sang FIFA World Cup 2018, đây là 10 quốc gia giàu có nhất tham gia giải đấu mùa hè này dựa trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF và cơ quan Thống kê quốc gia Anh công nhận.
10. Tây Ban Nha - 1,3 nghìn tỷ USD.
Tây Ban Nha đã có mặt tại 15 trong số 21 giải đấu FIFA World Cup cho đến nay và từng lên ngôi vào năm 2010 ở Nam Phi.
Tây Ban Nha có nền đá bóng phát triển với giải đấu La Liga nổi tiếng
9. Úc - 1,37 nghìn tỷ USD
Với biệt danh là "Socceroos", Úc đã xuất hiện lần thứ năm tại một giải đấu FIFA World Cup. Thu nhập của nền kinh tế Úc phần lớn đến từ ngành viễn thông, ngân hàng và sản xuất.
Bị loại ở vòng bảng, Úc vẫn để lại ấn tượng cho những người yêu bóng đá
8. Nga - 1,5 nghìn tỷ USD
Nga là nước chủ nhà đăng cai FIFA World Cup mùa hè này với các trận đấu được tổ chức tại 11 thành phố lớn, đặc biệt trận chung kết diễn ra vào ngày 15/7 tại sân vận động Luzhniki ở Moscow.
Bước vào tứ kết, Nga đang thể hiện một màn trình diễn bất ngờ với người hâm mộ
7. Iran - 1,6 nghìn tỷ USD
Iran là quốc gia châu Á được xếp hạng cao nhất kể từ năm 2014 trên bảng xếp hạng FIFA. Điều đó giúp đội tuyển này có 5 lần tham dự World Cup.
Iran sở hữu nhiều cầu thủ khát vọng như Sardar Azmoun với hy vọng tạo nên kỳ tích
6. Anh - 2,02 nghìn tỷ USD
Từng là nhà vô địch World Cup năm 1966, đội tuyển Anh liên tục bị thất thế trong các giải đấu gần đây nhưng họ kỳ vọng đạt được thứ hạng cao trong giải đấu năm nay khi sở hữu một đội hình nhiều “sao”.
Bóng đá vẫn là một trong những môn thể thao phổ biến nhất với trẻ em nước Anh
5. Hàn Quốc - 2,03 nghìn tỷ USD
Được biết đến với các thương hiệu công nghệ quốc tế như LG Electronics và Samsung, Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới. Nó cũng là một nền bóng đá lớn ở châu Á khi đội tuyển quốc gia Hàn Quốc đang đánh dấu sự xuất hiện lần thứ 10 của mình tại FIFA World Cup.
Ngay cả thợ lặn Hàn Quốc cũng dành tình yêu cho trái bóng
4. Brazil - 2,05 nghìn tỷ USD
Brazil là nền kinh tế lớn nhất ở Nam Mỹ, tập trung hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ. Đất nước này có lẽ nổi tiếng nhất khi từng 5 lần chiến thắng tại World Cup. Cầu thủ ghi bàn hàng đầu Pelé - từng 3 lần nâng chiếc cúp World Cup được xem là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại.
Trẻ em chơi bóng đá dù ở giữa một khu ổ chuột ở Rio de Janeiro.
3. Pháp - 2,5 nghìn tỷ USD
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là nguồn đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Pháp. Đây cũng là một điểm nóng về bóng đá với những thiên tài chơi bóng như Thierry Henry, Michel Platini, và Zinedine Zidane. Pháp từng giành cúp thế giới năm 1998 và là một trong những ứng cử viên hàng đầu đoạt cúp mùa hè này.
Một sân bóng đá chất lượng ở phía trước Tháp Eiffel, Paris
2. Đức - 3,6 nghìn tỷ USD
Đức là một nền kinh tế lớn với thu nhập đáng kể đến từ xuất khẩu trong xe cộ, máy móc và dược phẩm. Đức cũng là một trong những quốc gia giàu thành tích tại World Cup với 4 danh hiệu vô địch.
Đức chính thức trở thành cựu đương kim vô địch sau trận thua đau đớn trước Hàn Quốc
1. Nhật Bản - 4,8 nghìn tỷ USD
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ. Nhật Bản được biết đến với một số thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới như Toyota, Sony và Nintendo. Đội bóng đá của đất nước mặt trời mọc tham gia đều đặn các kỳ FIFA World Cup kể từ năm 1998.
Trẻ em chơi bóng đá trên sân thượng ở Tokyo
Theo danviet