Nơi 'một con gà gáy ba nước cùng nghe' ở vùng nào của nước ta?
Đây là nơi tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, nơi một con gà gáy, ba nước cùng nghe tiếng, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp.
Câu 1. Tỉnh duy nhất ở nước ta có đường biên giới với cả Lào và Trung Quốc? Lai Châu Điện Biên Yên Bái Lào Cai Điện Biên là tỉnh duy nhất của nước ta có đường biên giới tiếp giáp cả Lào và Trung Quốc. Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh, Điện Biên có diện tích hơn 9.500 km2, nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Lào.
Câu 2. Nơi nào "một con gà gáy, ba nước cùng nghe tiếng"? Mù Cang Chải A Pa Chải Quỷ Môn Quan Mã Pí Lèng A Pa Chải là ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi "một con gà gáy, cả ba nước đều nghe", nằm trên đỉnh Khoang La San, cách Hà Nội hơn 750 km.
Câu 3. Tỉnh Điện Biên nằm trong khu vực địa lý nào? Đông Bắc Bắc Đông Bắc Tây Bắc Tây Tây Bắc Điện Biên là tỉnh miền núi nằm trong khu Tây Bắc của nước ta, giáp với các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Vân Nam (Trung Quốc) và nước bạn Lào.
Câu 4. Hàng năm, Điện Biên có lễ hội của loài hoa gì? Hoa đào Hoa phượng Hoa hồng Hoa ban Điện Biên là xứ sở của hoa ban, loài hoa rất đẹp của núi rừng Tây Bắc. Lễ hội hoa ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội hoa ban thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái.
Câu 5. Tên gọi Điện Biên do vị vua nào của triều Nguyễn đặt? Thiệu Trị Tự Đức Kiến Phúc Hàm Nghi Theo sách Lịch sử hình thành tỉnh Điện Biên, tên gọi Điện Biên do vị vua thứ 3 của triều Nguyễn là Thiệu Trị đặt năm 1841. "Điện" nghĩa là vững chắc, "Biên" nghĩa là vùng biên giới, biên ải, "Điện Biên" tức là miền biên cương vững chắc của Tổ quốc.
Câu 6. Tỉnh Điện Biên được tách ra từ tỉnh nào sau đây? Sơn La Yên Bái Hà Giang Lai Châu Trước năm 2003, Điện Biên là vùng đất thuộc tỉnh Lai Châu. Đến tháng 11/2003, Quốc hội quyết định tách tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh là Lai Châu và Điện Biên.
Câu 7. Dân tộc nào chiếm đa số trong cộng đồng dân cư ở tỉnh Điện Biên? Kinh Thái Nùng H’Mông Điện Biên là tỉnh có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh, năm 2015, dân số Điện Biên 547.785, trong đó, người Thái chiếm số lượng đông nhất, gần 38%. Người H'Mông đứng thứ nhì với hơn 34%. Dân tộc Kinh đứng thứ ba với hơn 18%.
Câu 8. Cung đèo nổi tiếng ở Điện Biên được mệnh danh là “nơi tiếp nối giữa trời và đất”? Đèo Pha Đin Đèo Khau Phạ Đèo Mã Pí Lèng Đèo O Quy Hồ Đèo Pha Đin có độ dài 32 km, nằm trên quốc lộ 6, giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Theo tiếng Thái, Pha Đin có nghĩa là “trời và đất”, ý nói nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Không chỉ nổi tiếng bởi những dốc cua hiểm trở, đèo Pha Đin còn có khung cảnh đẹp mê hồn với những bản làng lác đác dưới chân đèo.