Ông Lý Hiển Long: Từ 'trạng nguyên' Cambridge đến thủ tướng Singapore

Ông Lý Hiển Long: Từ 'trạng nguyên' Cambridge đến thủ tướng Singapore

Lý Hiển Long đã bỏ lại sau lưng một sự nghiệp đầy triển vọng trong giới học thuật để trở về Singapore và tiếp nối con đường chính trị của cha.

Lễ tổng kết chương trình “triệu cây xanh - vì một việt nam xanh” năm 2023 với nhiều hoạt động bổ ích
TAIWAN EXCELLENCE HOÀN THÀNH CHIẾN DỊCH “TINH PHẨM NÂNG TẦM CHẤT SỐNG”, ĐỒNG HÀNH VÌ CUỘC SỐNG NGUYỆN Ý
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm qua cảnh báo, tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới trẻ em ở khu vực Nam Á.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại: Nga chưa bao giờ nhiều vàng đến thế!

Lý Hiển Long đã bỏ lại sau lưng một sự nghiệp đầy triển vọng trong giới học thuật để trở về Singapore và tiếp nối con đường chính trị của cha.

Năm 1973, Lý Hiển Long tốt nghiệp hạng ưu ngành Khoa học Máy tính của Trường Trinity thuộc Đại học Cambridge (Anh) và đạt cả danh hiệu Senior Wrangler. Senior Wrangler có thể xem là "Trạng nguyên" hoặc "Thủ khoa" về toán ở Đại học Cambridge và thường được miêu tả là "danh hiệu học thuật cao quý nhất có thể đạt được trên đất Anh". Nhiều người đã nuối tiếc khi ông không theo đuổi con đường học thuật. Rời Cambridge, Lý đến Đại học Harvard (Mỹ) nhưng để học Thạc sĩ Hành chính công. Ảnh: Gia đình Lý Quang Diệu.



Về nước, ông nhập ngũ rồi trở thành nghị sĩ năm 1984, chính thức bắt đầu sự nghiệp chính trị. Ông từng giữ các vị trí bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp, thứ trưởng Quốc phòng và phó thủ tướng trước khi trở thành thủ tướng thứ 3 trong lịch sử Singapore. Trong ảnh, ông Lý Hiển Long tuyên thệ nhậm chức thủ tướng vào ngày 12/8/2004. Ảnh: Straits Times.



Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Lý Hiển Long chuyển chế độ làm việc 5,5 ngày/tuần ở các công sở sang 5 ngày/tuần. Dù vẫn gặp nhiều chỉ trích, môi trường chính trị tại Singpore dưới thời ông Lý Hiển Long được cho là cởi mở và nhiều cạnh tranh hơn so với thời cha ông. Trong khi đó, Singapore vẫn đảm bảo được một hệ thống hành chính công minh bạch và môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tổ chức Minh bạch Quốc tế thường xuyên xếp Singapore là nơi ít tham nhũng nhất châu Á. Ảnh: Reuters.



Tháng 2/2017, Thủ tướng Lý Hiển Long tham gia chương trình HARDTalk của đài BBC. Trong 25 phút, người tham gia sẽ đối mặt với những câu hỏi khó và không từ mọi chủ đề "nhạy cảm" từ người phỏng vấn. Nhà báo Stephen Sackur của BBC đã chất vấn ông Lý về môi trường chính trị của Singapore, các quyền tự do và việc nước này hình sự hóa việc quan hệ đồng tính. Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Singapore.



Khi được hỏi về việc đảng đối lập chỉ chiếm một số ghế rất nhỏ so với đảng Nhân dân Hành động cầm quyền và Singapore không thật sự cởi mở về các vấn đề ngoài kinh tế, Lý Hiển Long cho rằng: "Việc cử tri bầu cho tôi và đảng của tôi không có nghĩa đất nước chúng tôi không cởi mở". Trong ảnh, Thủ tướng Lý Hiển Long đến thăm một khu phố trong chiến dịch vận động tranh cử hồi tháng 9/2015. Ảnh: Getty.



"Hãy nhìn nước Mỹ. Họ không thiếu sôi nổi khi thúc đẩy các giá trị đạo đức. Họ cổ xúy dân chủ, tự do ngôn luận, quyền phụ nữ... Nhưng họ không áp những giá trị đó lên toàn cầu, với tất cả các đồng minh của họ. Họ làm thế khi chi phí thấp... Hãy nhìn vào những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn? Họ có thỏa hiệp (với các giá trị Mỹ) không?", thủ tướng Singapore chất vấn về các giá trị phương Tây. "Không ai độc quyền đạo đức và trí tuệ", ông nói. Trong ảnh, ông Lý Hiển Long trong buổi quốc yến do Tổng thống Mỹ Barack Obama chiêu đãi năm 2016. Ảnh: AFP.



Nói về vai trò của ASEAN, ông Lý cho rằng việc Singapore là thành viên ASEAN là một điều hữu ích và thiết yếu đối với quốc gia này. "(ASEAN) không tham vọng như Liên minh châu Âu (EU), nó không nhắm đến việc hợp nhất chính trị hay hòa nhập kinh tế toàn bộ. Nhưng nó là chiếc phao cứu sinh mà nhờ đó tiếng nói của chúng tôi có sức nặng hơn trên thế giới", ông nói. Trong vấn đề Biển Đông, lợi ích của Singapore là tự do hàng hải, luật pháp quốc tế và sự gắn kết của ASEAN. Trong ảnh, ông Lý và lãnh đạo các nước ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 9/2016. Ảnh: Getty.



Thủ tướng Singapore cũng thừa nhận rằng đối đầu Mỹ - Trung sẽ gây khó khăn cho Singapore khi nước này buộc phải "chọn lựa" giữa 2 cường quốc và là đối tác kinh tế lớn của Singapore. Lý thừa nhận Singapore là một nước nhỏ, phụ thuộc vào xuất khẩu. Chính vì vậy, chính phủ nước này đang theo dõi sát sao về làn sóng chống toàn cầu hóa đang trỗi dậy trên thế giới. Ảnh: Straits Times.



Thủ tướng Singapore được xem là người thường xuyên tương tác với người dân trên Facebook. Facebook cá nhân của ông có hơn 1 triệu lượt người "thích", là kết hợp giữa một kênh thông báo các vấn đề quan trọng và những hình ảnh đời thường của thủ tướng. Ông Lý cũng rất thích đăng tải những bức ảnh do ông tự chụp mỗi ngày và ảnh "tự sướng" cùng các lãnh đạo khác và người dân. Năm 2015, ông còn đăng lên Facebook đoạn code ông viết từ nhiều năm trước bằng ngôn ngữ C++ để giải trò chơi Sudoku. Ảnh: Reuters.

Năm 1973, Lý Hiển Long tốt nghiệp hạng ưu ngành Khoa học Máy tính của Trường Trinity thuộc Đại học Cambridge (Anh) và đạt cả danh hiệu Senior Wrangler. Senior Wrangler có thể xem là "Trạng nguyên" hoặc "Thủ khoa" về toán ở Đại học Cambridge và thường được miêu tả là "danh hiệu học thuật cao quý nhất có thể đạt được trên đất Anh". Nhiều người đã nuối tiếc khi ông không theo đuổi con đường học thuật. Rời Cambridge, Lý đến Đại học Harvard (Mỹ) nhưng để học Thạc sĩ Hành chính công. Ảnh: Gia đình Lý Quang Diệu.

Về nước, ông nhập ngũ rồi trở thành nghị sĩ năm 1984, chính thức bắt đầu sự nghiệp chính trị. Ông từng giữ các vị trí bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp, thứ trưởng Quốc phòng và phó thủ tướng trước khi trở thành thủ tướng thứ 3 trong lịch sử Singapore. Trong ảnh, ông Lý Hiển Long tuyên thệ nhậm chức thủ tướng vào ngày 12/8/2004. Ảnh: Straits Times.

Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Lý Hiển Long chuyển chế độ làm việc 5,5 ngày/tuần ở các công sở sang 5 ngày/tuần. Dù vẫn gặp nhiều chỉ trích, môi trường chính trị tại Singpore dưới thời ông Lý Hiển Long được cho là cởi mở và nhiều cạnh tranh hơn so với thời cha ông. Trong khi đó, Singapore vẫn đảm bảo được một hệ thống hành chính công minh bạch và môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tổ chức Minh bạch Quốc tế thường xuyên xếp Singapore là nơi ít tham nhũng nhất châu Á. Ảnh: Reuters.

Tháng 2/2017, Thủ tướng Lý Hiển Long tham gia chương trình HARDTalk của đài BBC. Trong 25 phút, người tham gia sẽ đối mặt với những câu hỏi khó và không từ mọi chủ đề "nhạy cảm" từ người phỏng vấn. Nhà báo Stephen Sackur của BBC đã chất vấn ông Lý về môi trường chính trị của Singapore, các quyền tự do và việc nước này hình sự hóa việc quan hệ đồng tính. Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Singapore.

Khi được hỏi về việc đảng đối lập chỉ chiếm một số ghế rất nhỏ so với đảng Nhân dân Hành động cầm quyền và Singapore không thật sự cởi mở về các vấn đề ngoài kinh tế, Lý Hiển Long cho rằng: "Việc cử tri bầu cho tôi và đảng của tôi không có nghĩa đất nước chúng tôi không cởi mở". Trong ảnh, Thủ tướng Lý Hiển Long đến thăm một khu phố trong chiến dịch vận động tranh cử hồi tháng 9/2015. Ảnh: Getty.

"Hãy nhìn nước Mỹ. Họ không thiếu sôi nổi khi thúc đẩy các giá trị đạo đức. Họ cổ xúy dân chủ, tự do ngôn luận, quyền phụ nữ... Nhưng họ không áp những giá trị đó lên toàn cầu, với tất cả các đồng minh của họ. Họ làm thế khi chi phí thấp... Hãy nhìn vào những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn? Họ có thỏa hiệp (với các giá trị Mỹ) không?", thủ tướng Singapore chất vấn về các giá trị phương Tây. "Không ai độc quyền đạo đức và trí tuệ", ông nói. Trong ảnh, ông Lý Hiển Long trong buổi quốc yến do Tổng thống Mỹ Barack Obama chiêu đãi năm 2016. Ảnh: AFP.

Nói về vai trò của ASEAN, ông Lý cho rằng việc Singapore là thành viên ASEAN là một điều hữu ích và thiết yếu đối với quốc gia này. "(ASEAN) không tham vọng như Liên minh châu Âu (EU), nó không nhắm đến việc hợp nhất chính trị hay hòa nhập kinh tế toàn bộ. Nhưng nó là chiếc phao cứu sinh mà nhờ đó tiếng nói của chúng tôi có sức nặng hơn trên thế giới", ông nói. Trong vấn đề Biển Đông, lợi ích của Singapore là tự do hàng hải, luật pháp quốc tế và sự gắn kết của ASEAN. Trong ảnh, ông Lý và lãnh đạo các nước ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 9/2016. Ảnh: Getty.

Thủ tướng Singapore cũng thừa nhận rằng đối đầu Mỹ - Trung sẽ gây khó khăn cho Singapore khi nước này buộc phải "chọn lựa" giữa 2 cường quốc và là đối tác kinh tế lớn của Singapore. Lý thừa nhận Singapore là một nước nhỏ, phụ thuộc vào xuất khẩu. Chính vì vậy, chính phủ nước này đang theo dõi sát sao về làn sóng chống toàn cầu hóa đang trỗi dậy trên thế giới. Ảnh: Straits Times.

Thủ tướng Singapore được xem là người thường xuyên tương tác với người dân trên Facebook. Facebook cá nhân của ông có hơn 1 triệu lượt người "thích", là kết hợp giữa một kênh thông báo các vấn đề quan trọng và những hình ảnh đời thường của thủ tướng. Ông Lý cũng rất thích đăng tải những bức ảnh do ông tự chụp mỗi ngày và ảnh "tự sướng" cùng các lãnh đạo khác và người dân. Năm 2015, ông còn đăng lên Facebook đoạn code ông viết từ nhiều năm trước bằng ngôn ngữ C++ để giải trò chơi Sudoku. Ảnh: Reuters.

Theo: Cafebiz


Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...