Phía Mỹ lo sợ người Trung Quốc tẩy chay hàng Mỹ hàng loạt
Cuộc chiến thương mại kéo dài một năm qua đã làm khơi dậy tinh thần yêu nước của người Trung Quốc cũng như tác động mạnh đến quyết định truyền thông tiếp thị hay thói quen mua hàng của người dùng.
Chia sẻ
Khi một hãng xe Trung Quốc muốn tìm gương mặt đại diện quảng cáo cho dòng xe ô tô điện mới ra năm nay, công ty truyền thông gợi ý tìm đến diễn viên đóng phim Captain America Chris Evan. Việc ký hợp đồng với một trong những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất nước Mỹ sẽ có thể mang đến hiệu quả cực kỳ lớn cho chiến dịch quảng cáo trên toàn cầu, công ty truyền thông này nhấn mạnh.
Đề xuất trên lập tức vấp phải nhiều sự phản đối.
Nhà sáng lập của công ty truyền thông MGI trụ sở tại Sydney, ông Michael MacRitchie, chia sẻ: “Họ nhìn vào bản kế hoạch của chúng tôi và nói rằng chúng tôi có rất nhiều nhà đầu tư cũng như khách hàng Trung Quốc, thật quá mạo hiểm để chúng tôi đầu tư thuê một diễn viên Mỹ vào lúc này”. Và sau đó cuối cùng hãng ô tô Trung Quốc đã chuyển sang thuê diễn viên Trung Quốc thay thế.
Ngay cả trước khi phía các nhà bán lẻ Trung Quốc quyết định hủy việc kinh doanh liên quan đến giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) trong chiến dịch phản bác lại việc CEO của hãng ủng hộ phong trào biểu tình tại Hồng Kông, cuộc chiến thương mại kéo dài một năm qua đã làm khơi dậy tinh thần yêu nước của người Trung Quốc cũng như tác động mạnh đến quyết định truyền thông tiếp thị hay thói quen mua hàng của người dùng.
Thị phần của nhiều công ty Mỹ như Apple tại Trung Quốc giảm đi. Nhiều thương hiệu Mỹ như Coach hay Calvin Klein đã phải nhanh chóng xin lỗi trước công chúng sau khi sản phẩm của họ chạm đến một số yếu tố nhạy cảm với người Trung Quốc. Ngay cả nếu một thỏa thuận thương mại được thông qua, các chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo truyền thông cho rằng tác động tiêu cực đến nhãn hàng sẽ vẫn kéo dài.
Lòng yêu nước bao lâu nay vốn được coi như một chiêu trò tiếp thị phổ biến trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ nơi mà nhiều công ty như Walmart, American Apparal và New Balance vốn sử dụng “Made in America” – hàng sản xuất tại Mỹ như biểu tượng của chất lượng.
Và nhiều năm nay, Trung Quốc nổi tiếng với trò loại bỏ nhiều công ty công nghệ và tài chính của Mỹ để nuôi dưỡng các thương hiệu nội địa. Nhiều thương hiệu thời trang, ô tô, thực phẩm và hàng tiêu dùng của phương Tây đã bị hạn chế bán tại Trung Quôc đại lục còn theo nhiều người giàu có Trung Quốc hàng phương Tây được coi như cách thể hiện đẳng cấp.
Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng Trung Quốc như anh Ziyu Sun, một kỹ sư 23 tuổi sống tại thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc, đang thay đổi quan điểm. Anh cho biết lòng yêu nước chính là nguyên nhân khiến anh quyết định mua điện thoại Huawei, anh nói thêm rằng nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước giờ đang đẩy cao những chiến dịch khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hàng nội địa Tủng Quốc.
Và bản thân anh cũng đang vô cùng hài lòng với điện thoại nội địa, anh cho biết chất lượng của nó rất tốt. Một giáo viên khác tại Bắc Kinh cũng có quan điểm tương tự, anh chia sẻ anh mua điện thoại Vivo mà cho đến giờ anh hoàn toàn hài lòng.
Theo: Bizlive