Phụ nữ Việt Nam qua góc nhìn của các danh họa

Phụ nữ Việt Nam qua góc nhìn của các danh họa

29 tranh vẽ 'Phụ nữ Việt Nam' của các danh họa Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Đinh Cường, Lưu Công Nhân… vừa được trưng bày nhân dịp 20-10.

Lễ tổng kết chương trình “triệu cây xanh - vì một việt nam xanh” năm 2023 với nhiều hoạt động bổ ích
TAIWAN EXCELLENCE HOÀN THÀNH CHIẾN DỊCH “TINH PHẨM NÂNG TẦM CHẤT SỐNG”, ĐỒNG HÀNH VÌ CUỘC SỐNG NGUYỆN Ý
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm qua cảnh báo, tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới trẻ em ở khu vực Nam Á.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại: Nga chưa bao giờ nhiều vàng đến thế!

Triển lãm đang diễn ra đến ngày 29-10 tại Bảo tàng mỹ thuật tư nhân Quang San (189B/3 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, TP Thủ Đức), mở cửa từ 9h - 16h, từ thứ ba đến chủ nhật.

Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt qua nhiều thời kỳ

Công chúng có dịp thưởng thức những tác phẩm khắc họa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trải dài theo dòng lịch sử từ năm 1940 - 2021, được thể hiện bằng nhiều chất liệu đa dạng từ sơn dầu, sơn mài, ký họa, khắc gỗ, lụa, bột màu, than chì, màu nước, tượng đồng…

Trong đó, nổi bật có các tranh: Thiếu nữ xõa tóc của Tô Ngọc VânThôn nữ của Dương Bích Liên, Cô gái dân quân Lệ Thủy của Trần Văn Cẩn, tranh vẽ Dao Ánh của Đinh Cường, Chân dung thiếu nữ của Lưu Công Nhân, Thiếu nữ đọc sách của Lương Xuân Nhị, Cô gái và bông sen của Trương Thị Thịnh, Cô gái Hà Nội của Công Quốc Hà…

Từ chân dung nhân vật cụ thể đến hình tượng phụ nữ Việt trong đời sống, trong nghệ thuật, trong kháng chiến, phụ nữ các dân tộc khác nhau… người xem có dịp cảm nhận góc nhìn của các họa sĩ danh tiếng về người phụ nữ Việt Nam thay đổi ra sao theo dòng thời gian.

"Cá nhân mình có vợ và hai con, nên rất hiểu và trân trọng sự hy sinh của người phụ nữ dành cho gia đình, xã hội. Qua nhiều thế hệ, phụ nữ Việt Nam không chỉ là hậu phương vững chắc mà còn là những chiến sĩ kiên cường.

Mình muốn tôn vinh vẻ đẹp và sự cống hiến của người phụ nữ Việt Nam qua nhiều thời kỳ khác nhau, khung cảnh khác nhau, dân tộc khác nhau… đến công chúng trong nước và cả quốc tế" - ông Nguyễn Thiều Kiên, giám đốc Bảo tàng mỹ thuật tư nhân Quang San, chia sẻ.

Tranh sơn dầu họa sĩ Đinh Cường vẽ Dao Ánh - "nàng thơ" nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1991. Tác phẩm từng được Dao Ánh treo tại nhà, sau được họa sĩ Đinh Cường mượn để triển lãm và bảo tàng có duyên mua lại. Họa sĩ Đinh Cường (1939 - 2016) là bạn thân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tranh chân dung "Thiếu nữ xõa tóc" vẽ bằng chì than của danh họa Tô Ngọc Vân (1906 - 1954). Ông là họa sĩ xuất sắc trước 1945, được tôn vinh trong bộ tứ mỹ thuật Việt Nam đời đầu "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn", cũng là liệt sĩ đầu tiên của giới mỹ thuật.


Tranh màu nước "Cô gái dân quân Lệ Thủy - Quảng Bình" của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994), một trong bộ tứ danh họa hàng đầu "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn". Tác phẩm vẽ năm 1969. Đại đội nữ pháo binh dân quân xã Lệ Thủy gồm 91 thiếu nữ tuổi đôi mươi nhưng lập nhiều chiến công bắn tàu chiến Mỹ bảo vệ biển Quảng Bình. Hòa bình, họ trở về cuộc sống đời thường và phần lớn vẫn còn sống đến hiện tại.


Tranh sơn dầu "Chân dung thôn nữ" của họa sĩ Dương Bích Liên (1924 - 1988). Ông là một trong tứ kiệt của làng hội họa Việt "Nghiêm - Liên - Sáng - Phái", nổi tiếng với tranh chân dung thiếu nữ (phố Phái, gái Liên).


Tranh sơn dầu "Chân dung thiếu nữ" của họa sĩ Lưu Công Nhân (1930 - 2007). Ông là một trong các học trò xuất sắc nhất của danh họa Tô Ngọc Vân, có nhiều triển lãm tranh nhất tại Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng với các bức tranh nude và câu chuyện về lối sống phóng túng, dám dấn thân cho nghệ thuật.


Tranh sơn dầu trên canvas "Thiếu nữ đọc sách" của họa sĩ Lương Xuân Nhị (1914 - 2006). Ông là giáo sư, nhà giáo nhân dân, họa sĩ nổi tiếng với những bức chân dung thiếu nữ và phong cảnh, sinh hoạt bình dị.


Tranh sơn mài "Thiếu nữ Hà Nội" của họa sĩ Công Quốc Hà. Sinh năm 1955, ông nổi tiếng với những nhân vật nữ mang vóc dáng thanh lịch, nằm trong nhóm họa sĩ góp phần làm sống lại nghệ thuật sơn mài truyền thống với diện mạo hiện đại trong mắt quốc tế.

Ngoài chủ đề "Phụ nữ Việt Nam", bảo tàng hiện đang trưng bày gần 200 tác phẩm giá trị, chia thành ba không gian khác nhau theo dòng lịch sử hội họa Việt Nam. Tác phẩm trải dài từ các khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến giai đoạn kháng chiến, thời kỳ Đổi mới, thời kỳ đương đại và qua từng vùng miền lãnh thổ Bắc - Trung - Nam.

Theo: tt






Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...