Standard Chartered và IFC sẽ đầu tư 1 tỷ USD nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế tại các thị trường đang nổi

Standard Chartered và IFC sẽ đầu tư 1 tỷ USD nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế tại các thị trường đang nổi

Gia hạn quan hệ hợp tác tài trợ thương mại bằng gói thứ ba của Chương trình Hỗ trợ Thanh khoản Thương mại Toàn cầu

Aqua Việt Nam giới thiệu dây chuyền sản xuất tiên tiến, khẳng định nỗ lực khơi nguồn cảm hứng sống cho người tiêu dùng Việt
Học sinh hào hứng hưởng ứng chương trình “Dinh dưỡng cân bằng cho thế hệ tương lai”
Khu chợ "trăm tuổi" của Hà Nội được đưa xuống lòng đất 9 năm trước, giờ ra sao?
Taiwan Excellence tổ chức thành công sự kiện “khám phá cuộc sống thời thượng” với hơn 6000 khách tham gia

Standard Chartered và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), một thành viên của Ngân hàng Thế giới, vừa đạt được thỏa thuận sẽ tiếp tục mối quan hệ hợp tác tài trợ thương mại theo Chương trình Hỗ trợ Thanh khoản Thương mại Toàn cầu, với khoản đầu tư tăng thêm là 1 tỷ USD.

Hướng tới thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế tại các thị trường đang nổi thông qua việc gia tăng vốn tài trợ sẵn có, gói thứ ba của Chương trình Hỗ trợ Thanh khoản Thương mại Toàn cầu được triển khai tại thời điểm hết sức quan trọng khi nhiều ngân hàng toàn cầu đang giảm dần sự hỗ trợ do chi phí tuân thủ gia tăng và yêu cầu về vốn cho các hoạt động thương mại bị thắt chặt hơn theo tiêu chuẩn Basel III.

Dựa trên lợi thế là sự hiện diện mạnh mẽ tại các thị trường đang nổi và năng lực tài trợ thương mại sẵn có, Standard Chartered sẽ triển khai một danh mục các giao dịch tài trợ thương mại có giá trị lên tới 1 tỷ USD thông qua các ngân hàng phát hành tại các thị trường đang nổi (emerging market issuing banks), trong đó IFC sẽ tham gia với tổng khối lượng lên tới 50% giá trị tài trợ hay 500 triệu USD. Những ngân hàng phát hành này sẽ cung cấp vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở thị trường nơi họ hoạt động nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế.   

Ông Alex Manson, Giám đốc toàn cầu, khối Ngân hàng giao dịch, Ngân hàng Standard Chartered, cho biết: “Hỗ trợ hoạt động giao thương và thương mại toàn cầu là trọng tâm trong hoạt động của chúng tôi với vị thế là một ngân hàng quốc tế. Việc tiếp tục mối quan hệ hợp tác với IFC khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hẹp khoảng cách trong hoạt động tài trợ thương mại. Thông qua Chương trình Hỗ trợ Thanh khoản Thương mại Toàn cầu, chúng tôi kỳ vọng sẽ cung cấp hơn 5 tỷ USD để hỗ trợ hoạt động thương mại tại các thị trường nơi chúng tôi hiện diện trong 3 năm tới.”

Ra đời năm 2009 trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các khoản tài trợ trong chương trình này đã được sử dụng một cách hiệu quả, cung cấp hơn 10 tỷ USD cho hoạt động thương mại và mang đến những tác động tích cực thông qua việc hỗ trợ cho một số lượng lớn các giao dịch ở các nước có thu nhập thấp, trong đó, 20% các giao dịch được dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình Hỗ trợ Thanh khoản Thương mại Toàn cầu cung cấp lượng thanh khoản cần thiết, giúp các ngân hàng hỗ trợ thương mại (commercial utilisation banks) tăng hạn mức tín dụng, quản lý các rủi ro và hỗ trợ hoạt động thương mại ở các thị trường đang nổi gặp nhiều khó khăn.

 Ông Marcos Brujis, Giám đốc Toàn cầu nhóm các tổ chức tài chính, IFC, chia sẻ: “Hoạt động thương mại là mạch máu của nên kinh tế toàn cầu và là động lực tăng trưởng chính, cũng như là công cụ tạo ra việc làm và giảm thiểu đói nghèo. Quan hệ hợp tác giữa IFC và Standard Chartered, cùng với thỏa thuận tiếp tục Chương trình Hỗ trợ Thanh khoản Thương mại Toàn cầu, là một phần quan trọng trong chiến lược của IFC nhằm thúc đẩy thương mại trên toàn cầu, tạo ra các thị trường mới và các cơ hội mới cho các quốc gia có mức thu nhập thấp.”

Chương trình Hỗ trợ Thanh khoản Thương mại Toàn cầu là một sáng kiến tài trợ thương mại theo danh mục trong đó kết hợp nỗ lực của IFC và các ngân hàng hỗ trợ thương mại, như Standard Chartered, để tăng cường sự hỗ trợ cho hoạt động tài trợ thương mại tại các thị trường đang nổi. Chương trình này đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả trong việc cấp vốn để thúc đẩy hoạt động giao thương tại các thị trường đang nổi và giải quyết vấn đề thiếu vốn mà nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại các nước đang phát triển phải đối mặt.  Theo mô hình chia sẻ rủi ro, IFC đầu tư vào các giao dịch thương mại do các ngân hàng phát hành tại các thị trường đang nổi thực hiện, với khối lượng tài trợ lên tới 50% hay 500 triệu USD, và lượng vốn tài trợ còn lại sẽ do các ngân hàng hỗ trợ thương mại đóng góp.

Theo: Standard Chartered

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...