Thế giới trang sức Cartier: Nhà kim hoàn của các vị vua
Cartier được nhà sản xuất đồng hồ và kim hoàn Louis-François Cartie thành lập vào năm 1847 tại Paris. Ông tiếp quản xưởng từ người chủ của mình là Adolphe Picar, và những gì khởi đầu như một mối quan tâm nhỏ đã phát triển thành một doanh nghiệp kinh doanh hàng trang sức cao cấp tầm quốc tế.
Cartier đã trở thành một nhà kim hoàn được yêu thích trong giới hoàng gia và tầng lớp quý tộc Châu Âu, đồng thời khẳng định vị trí hàng đầu trong thiết kế đồng hồ sang trọng, với những đổi mới như Santos, một trong những chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên. Gia đình Cartier vẫn giữ công ty cho đến năm 1964. Trang sức Cartier hiện được sản xuất bởi Tập đoàn Richemont nhưng vẫn đúng với phương châm do Louis Cartier đặt ra, “Không bao giờ bắt chước, luôn luôn đổi mới”.
Khi Công chúa Mathilde, em họ của Hoàng đế Napoléon III, mua một tác phẩm của Cartier vào năm 1855, bà đã đưa nhà kim hoàn này bước vào xã hội thượng lưu Paris và hơn thế nữa. Louis-François Cartier sau đó đã giao lại công việc kinh doanh cho ba người con trai của mình, những người đã tiếp tục phát triển công ty trên phạm vi quốc tế: Louis Cartier ở Paris, Pierre Cartier ở New York và Jacques Cartier ở London.
Nhà kim hoàn Cartier đã được nhiều vương triều của châu Âu ban cho sự bảo đảm của hoàng gia. Vua Edward VII của Anh đã gọi Cartier là “nhà kim hoàn của các vị vua và vua của những nhà kim hoàn”. Những người đứng đầu hoàng gia và các nhà quý tộc đặc biệt bị thu hút bởi đồ trang sức kim cương tân cổ điển của Cartier, được gắn bằng một loại kim loại mới – bạch kim – được ưa chuộng vì tính linh hoạt và nhẹ nhàng.
Cartier đã thuê nhiều nhà thiết kế tài năng của Paris, chẳng hạn như Charles Jacqueau và Pierre Lemarchand, những người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều sản phẩm đáng chú ý nhất của thương hiệu và củng cố vị trí dẫn đầu trong thế giới đồ trang sức cao cấp. Nhờ có tầm nhìn xa trông rộng của Jeanne Toussaint (được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của Cartier vào năm 1933), Cartier đã giới thiệu một loạt sáng tạo có ảnh hưởng lớn trong thế giới thời trang qua những món đồ trang sức thanh lịch và mang tính thời đại. Thương hiệu này cũng xuất sắc về đồng hồ và nhiều chiếc vẫn là biểu tượng cho đến ngày nay.
Những thiết kế trang sức và đồng hồ nổi bật của Cartier
Cartier được biết đến với những dòng trang sức cao cấp sáng tạo và độc đáo. Không ngại sáng tạo với các hình dạng trừu tượng, các dạng hình học và kết hợp màu sắc độc đáo, công ty đã nhanh chóng bắt kịp thời đại và đón nhận các phong trào như chủ nghĩa tân cổ điển (neo-classicism), “art deco” và chủ nghĩa hiện đại (modernism).
Cartier Santos
Cartier nổi tiếng trong khả năng những giới hạn của thiết kế và sáng tạo đổi mới. Ví dụ, vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, hầu hết mọi người đều sử dụng đồng hồ bỏ túi. Nhưng phi công người Brazil Alberto Santos-Dumont không để sử dụng tay khi kiểm tra thời gian trong các chuyến bay, vì vậy anh ấy đã nhờ người bạn Louis Cartier đưa ra một giải pháp. Cartier đã không làm anh thất vọng và tặng anh một chiếc đồng hồ dây da được thiết kế để đeo trên cổ tay. Được đặt theo tên của vị phi công này, Santos đã làm cho đồng hồ đeo tay trở nên vô cùng phổ biến. Những chiếc đồng hồ đeo tay được đính kim cương tinh tế dành cho phụ nữ cũng được giới thiệu rầm rộ.
La Tortue
Một thập kỷ sau, vào năm 1912, Louis Cartier đã thiết kế chiếc đồng hồ lấy cảm hứng từ con rùa, Tortue. Vào thời điểm mà hầu hết những chiếc đồng hồ đều có hình tròn, thì hình thức góc cạnh, khác thường ngay lập tức trở thành điểm nhấn.
The Tank
Một mẫu đồng hồ kinh điển khác là Tank, được tạo ra vào năm 1917. Thiết kế được lấy cảm hứng từ xe tăng Renault FT-17, mà Louis đã nhìn thấy trong Thế chiến thứ nhất. Kể từ đó, đồng hồ hình chữ nhật vẫn được sản xuất và là món đồ yêu thích của những nhân vật nổi tiếng như Jacqueline Onassis, Andy Warhol.
Pasha de Cartier
Đây là chiếc đồng hồ có đường kính lớn, nắp vương miện và lưới kim loại để bảo vệ mặt số được cho là thiết kế theo đặt hàng của “Pasha of Marrakesh” (Tổng trấn của Marrakesh).
Cartier Tutti Frutti
Một trong những sáng tạo nổi tiếng nhất của Cartier là ‘Tutti Frutti’, một thiết kế bắt mắt với ngọc lục bảo, hồng ngọc và ngọc bích được chạm khắc trong sự kết hợp sống động. Kết hợp giữa truyền thống phương Tây và phương Đông, thiết kế Art Deco được lấy cảm hứng từ màu sắc của Ấn Độ. Đó là một thiết kế mang tính thử nghiệm cao, là thiết kế nguyên bản và là thiết kế đầu tiên trộn ngẫu nhiên các loại đá màu. Ngày nay, vòng cổ và vòng tay Tutti Frutti được nhiều người săn lùng và đánh giá cao. Vào năm 2020, một chiếc vòng tay Cartier Tutti Frutti được bán với giá hơn 1,3 triệu đô-la trong một cuộc đấu giá, mức giá cao nhất cho bất kỳ món trang sức nào được bán trong năm đó.
Le Panthère
Cartier không thể giữ vững phong độ trong thế kỷ suốt thế kỷ 20 nếu không có một giám đốc phụ trách trang sức cao cấp tài năng như Jeanne Toussaint. Người phụ nữ này có biệt danh là ‘the panther’ – con báo. Công tước Windsor từng tặng một chiếc trâm cài áo cho vợ ông, Wallis Simpson, có hình một con báo vàng màu vàng đang đậu trên một viên ngọc lục bảo cắt kiểu cabochon nặng 116 carat.
Cartier Trinity Ring
Chiếc nhẫn Trinity cũng đóng một vai trò trung tâm trong câu chuyện của Cartier. Được Louis Cartier sáng tạo vào năm 1924, nó vẫn là chìa khóa cho dòng sản phẩm trang sức của nhà kim hoàn này cho đến ngày nay. Ba dải liên kết với nhau trên thiết kế tượng trưng cho tình yêu lâu dài. Trinity được xem là dấu ấn của các biểu tượng phong cách như Công nương Diana và Nicole Kidman.
Theo: Doanhnhanplus