Tiếng Hà Nội - "Quốc ngữ" tinh hoa tâm hồn

Tiếng Hà Nội - "Quốc ngữ" tinh hoa tâm hồn

Hà Nội - Thủ đô của hơn nghìn năm văn hiến, của tinh hoa hội tụ... Ở cái nôi của dân tộc từ khi có sử ấy, như một mặc định hiển nhiên, trong suy nghĩ mỗi người dân Việt, mảnh đất Rồng bay luôn gắn với những điều đẹp đẽ nhất, chuẩn mực nhất.

Prudential đổi mới mô hình văn phòng tổng đại lý, khẳng định cam kết đồng hành cùng các đối tác
FPT và Prudential Việt Nam ký kết biên bản hợp tác chiến lược
Dat Xanh Services: Ghi nhận 1.237 tỷ doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2024
VNFITE: Sợi dây kết nối nguồn vốn hiệu quả

Ngôn ngữ vốn mang vẻ đẹp của tâm hồn, nhân cách, của văn hóa; tiếng Hà Nội còn gánh chiều sâu lịch sử, vị thế vai trò trái tim cả nước. Phải chăng vì vậy mà, tiếng Hà Nội trong đời sống đã và đang được coi là tiếng Việt văn hoá, thứ tiếng chuẩn mực cho ngôn ngữ toàn dân.

Ảnh minh họa

Một Hà Nội "chuẩn"

Hay như tiếng Hà Nội! Có lẽ cái "hay" ở đây không chỉ khuôn hẹp trong từ ngữ. Mà cách xưng hô, chào hỏi và cách dụng ngôn trong giao tiếp của người Hà Nội. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, tiếng Hà Nội luôn toát lên một vẻ thanh nhã, thanh tao, một sự nền nã, tự trọng và tôn trọng; cách dụng ngôn tinh tế, khoáng đạt, chuẩn mực và mẫu mực; hàm ngôn phong phú, thanh thoát và giàu hình ảnh; cách phát âm chuẩn mực, rõ ràng, với ngữ điệu nhẹ nhàng, nền nã, linh hoạt và uyển chuyển..

Cái "hay" ấy được đúc kết từ ngàn xưa, người Thăng Long - Hà Nội đã có nếp sống "có lịch có lề". Nó chính là truyền thống văn minh - văn hiến ngàn năm trong thế ứng xử của người Hà Nội. Ca dao xưa như vận vào người Hà Nội, làm nên cốt cách Tràng An "Vàng thì thử lửa, thử than/Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời" với lời ăn tiếng nói và cách cư xử văn minh, tinh hoa đúng chất: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Hà Nội, kể từ thời Thăng Long cũng đã hơn nghìn năm tuổi, cũng ngần ấy năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương, rồi giao lưu quốc tế, thời sau thường xuyên hơn, lắm vẻ hơn thời trước. Nhờ vậy mà Thăng Long - Hà Nội có được cái lợi thế của kinh thành, của trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất nước, thịnh vượng hơn các vùng, tạo ra nền tảng vật chất cũng cao hơn cho sự phát triển văn minh, lối sống... đúng như câu ca: "Phồn hoa thứ nhất Long Thành/Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ".

Hội đủ các yếu tố của trăm vùng đất nước từ con người, phong tục đến sở thích, tiếng nói... Đất và người Thăng Long trăm hình nghìn vẻ. Chính thực tế đó đã điều chỉnh làm cho tiếng nói của người Kinh kỳ trở thành tiêu biểu, mẫu mực và rất giàu truyền thống văn hoá.

Chỉ cần có một chút kiến thức về ngôn ngữ, một chút để tâm, có thể thấy, cấu trúc âm tiết tiếng Hà Nội hợp với tiếng Việt chuẩn, có đầy đủ 6 thanh điệu (không, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng, chỉ thiếu 3 âm quặt lưỡi là [r], [s], [tr])) đã giúp cho mọi người ở các nơi khác đến dễ nghe, dễ hiểu. Thêm cái nhẹ nhàng, tinh tế của người Hà thành, cách nói năng, ứng xử hợp lí của người đối thoại làm nên cái dễ thương đặc biệt trong tiếng Hà Nội.

Mang tinh thần hội tụ của bốn phương, của tinh hoa văn hoá, lời ăn tiếng nói của người Hà Nội xưa và nay là một yếu tố làm nên văn hoá, tinh hoa đặc sắc của văn hiến Việt Nam. Có thể như vậy mà, tiếng Hà Nội mà chúng ta vẫn thường dùng lâu nay được coi như một thứ tiếng biến thể chuẩn mực của tiếng Việt - một biến thể tiêu biểu của ngôn ngữ quốc gia thống nhất.

Tiếng Hà Nội là tiếng nói đặc trưng của đất Thăng Long - Hà Nội. Tiếng Hà Nội đã tạo nên một sắc thái riêng của người Hà Nội, không lẫn với bất cứ địa phương nào trên đất Việt Nam, là tiếng nói gắn liền với văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trong nền văn hóa đó, tiếng Hà Nội trở thành thứ tiếng tiêu biểu, thành "chuẩn mực" trong giao tiếp bởi sự dễ nghe, dễ hiểu, thanh lịch và trong sáng.

Hôm nay, giữa Thủ đô với hơn bảy triệu người dân, kiếm một người Hà Nội gốc (đã qua bốn năm thế hệ) thật không dễ. Nhưng cái "lề" của văn hoá giao tiếp từ ngàn năm Thăng Long vẫn còn đó, cái căn bản của con người "sống đâu âu đấy", Hà Nội vẫn đẹp lên từng ngày, tiếng Hà Nội vẫn giữ được cái "chuẩn" cần có, cần gìn giữ.

Hiện diện của ngôn ngữ đại chúng

Tiếng Hà Nội là phương ngữ địa phương song tiếng Hà Nội cũng là phương ngữ dân tộc. Bởi vậy, trong số rất nhiều phương ngữ, các nhà nghiên cứu đã chọn ra tiếng Hà Nội làm chuẩn: từ xưa đến nay, một cách mặc nhiên, người ta coi cách phát âm của tiếng Hà Nội, ngữ pháp tiếng Hà Nội chính là ngữ pháp của tiếng Việt toàn dân, từ vựng trong tiếng Hà Nội được lấy làm cơ sở cho việc xây dựng ngôn ngữ văn học...

Tiếng Hà Nội ra đời tư khi nào không ai dám khẳng định. Chỉ biết rằng, từ ngay ở giai đoạn đầu, hệ thống chính quyền nhà nước và các văn bản thành văn thường sử dụng tiếng Hán làm chữ viết, trong khi vẫn phát âm theo tiếng Hà Nội. Đến khi chữ Nôm ra đời, hệ thống văn bản thành văn mặc dù viết chữ Nôm nhưng vẫn phát âm tiếng Hà Nội.

Sự phát triển này đã nói lên sức sống mãnh liệt của tiếng địa phương Hà Nội. Sau đó, đến thời kỳ cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng đã tuyên bố phát âm chuẩn phải theo tiếng Hà Nội. Ngay cả trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ chính quyền Sài Gòn vẫn lựa chọn hệ thống chữ Latinh là Quốc ngữ và phát âm theo tiếng Hà Nội...

Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, hẳn là tiếng Hà Nội không nằm ngoài những yêu cầu đã được đưa ra đối với một phương ngữ đại diện được chọn làm biến thể tiêu chuẩn của ngôn ngữ toàn dân.

Ngày nay, mặc dù chưa có văn bản chính thức nào quy định tiếng Hà Nội là chuẩn chung cho cả nước, nhưng trên thực tế, các cơ quan truyền thông đại chúng, từ Trung ương đến địa phương trên toàn quốc đều sử dụng thứ tiếng Việt chuẩn mực với đầy đủ những đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp vốn có của tiếng Hà Nội. Điều này cũng giải thích tại sao, ở chương trình thời sự lúc 19h mỗi ngày, sức hấp dẫn không chỉ ở tính thời sự mà còn ở sức hút từ chất giọng Hà Nội của người dẫn chương trình.

Tiếng Hà Nội chính là phương ngữ góp phần vào việc thống nhất ngôn ngữ toàn dân. Và sở dĩ tiếng Hà Nội cứ được mặc nhiên thừa nhận là tiếng nói chuẩn so với các phương ngữ trên cả nước, vì ngoài những tiêu chí nổi trội thuần túy ngôn ngữ, nó còn có sự "hậu thuẫn" của những thái độ đánh giá tích cực của người dân cả nước yêu mến.

Tiếng Hà Nội mang tâm hồn người Hà Nội, mỗi ngôn từ đều mang nét văn hóa Thủ đô. Chúng ta đang ở những ngày tháng hội nhập, đang sống trong sự giao thoa của các nền văn hóa, có cả cái hay, cái đẹp và dĩ nhiên cả cái dở muôn nơi đều có thể tìm thấy ở đây. Dù không mong muốn, trong tiếng nói Hà Nội đã xuất hiện những ngôn từ ít nhiều làm xấu đi tiếng Hà Nội. Đây cũng là điều trăn trở trong việc giữ gìn tiếng Hà Nội hôm nay.

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Hà Nội, Thủ đô đã có những sự chuẩn bị tích cực. Luật Thủ đô, Xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, đưa nội dung giáo dục văn hóa vào các trường học... Hà Nội đang chuẩn bị cho tương lai, vừa làm phong phú thêm ngôn ngữ, tâm hồn người Hà Nội. Nói thế nào cho hay, cho phải là một bổn phận cần có với mỗi cư dân Hà Nội. Nó cũng là một tiêu chí quan trọng của người Hà Nội trong một xã hội đang ngày càng hiện đại, thanh lịch và văn minh.

Ngôn ngữ là văn hóa và văn hóa là ngôn ngữ. Muốn giữ được vẻ đẹp của tiếng Hà Nội thì thiết nghĩ phải luôn giữ cho văn hóa được lành mạnh, văn minh.

Theo Hà Giao(tbdn.com.vn) - NXB: 19/06/2017

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...