Tổ tiên của con người từng sống trên núi cao 4.000m qua Kỷ băng hà
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện bằng chứng đầu tiên về sự hiện diện của người cổ xưa ở núi Bale, Ethiopia, châu Phi cách đây tới 45.000 năm.
Mặc điều kiện hết sức khắc nghiệt, tổ tiên của con người đã chọn ngọn núi cao 4.000 mét để làm nơi trú ẩn qua giai đoạn Kỷ băng hà.
Cộng đồng người cổ xưa có đủ nước uống và săn những con chuột khổng lồ làm thức ăn. Nhưng điều kiện ở nơi này hết sức khắc nghiệt, mưa lớn và gió mạnh khiến nhiệt độ có những biến động.
Dấu vết của người cổ xưa cũng được tìm thấy trên ngọn núi Bale, gần nhất cách đây 10.000 năm, gần cuối Kỷ băng hà.
Trong nghiên cứu mới được ông bố trên tạp chí khoa học, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Martin Luther (MLU) ở Đức, phát hiện nhiều dấu vết của con người ở mỏm đá gần Fincha Habera trên dãy núi Bale.
Tại đây, họ tìm thấy những cổ vật bằng đá, những mảnh đất sét và một hạt thủy tinh có niên đại cách đây 45.000 năm. Ngoài các hiện vật, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy các dấu vết sinh học chứng minh người cổ xưa đã sống ở đây.
Theo các nhà khoa học, người cổ xưa có lẽ đã chọn nơi này để tồn tại vì các thung lũng bên dưới quá khô cằn để sống. Ngược lại, trên dãy núi Bale có nước do băng tan.
Người cổ xưa đã dùng đá obsidian có nguồn gốc từ núi lửa để làm công cụ xây dựng nơi trú ẩn và đi săn. “Những bằng chứng trên khẳng định khu vùng núi ở Ehiopia đã là nơi tồn tại của tổ tiên con người hiện đại ngày nay”, giáo sư Bruno Glaser chuyên về hóa sinh, ở Đại học MLU, nói.
Theo các nhà khoa học, đây là bằng chứng cho thấy sự thích nghi của con người khi khí hậu trở nên cực kỳ khắc nghiệt.
Theo danviet