Tỷ giá ngày 31.7: Ngân hàng tăng vọt giá bán USD lên 23.333 đồng
Sau động thái mua trái phiếu đặc biệt ba lần trong tháng của ngân hàng trung ương Nhật Bản (BỌ), đồng Yên tăng lên so với USD hôm thứ ba. Tại thị trường trong nước, giá bán USD tại các ngân hàng vọt lên sát trần sau khi tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng 10 đồng so với ngày hôm qua.
Tại thị trường trong nước, tỷ giá trung tâm được NHNN phiên giao dịch ngày hôm nay, ngày 31.7, tiếp tục tăng mạnh 10 đồng lên 22.669 VND/USD. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 23.349 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.989 VND/USD.
Tính tới thời điểm 8h30, tại các NHTM, giá mua/bán đồng bạc xanh đã có sự điều chỉnh tăng thêm 10 – 20 VND/USD so với cùng thời điểm phiên giao dịch ngày hôm qua (30.7). Hiện tại, tỷ giá mua vào tại các ngân hàng giao động từ 23.220– 23.240 VND/USD. Trong khi đó, giá bán ra phổ biến 23.320 VND/USD, thậm chí Sacombank đang giao dịch ở mức 23.333 VND/USD bán ra, chỉ thấp hơn mức trần 16 VND/USD.
Tại thị trường tự do, tỷ giá USD/VND đang được giao dịch mua/bán tại 23.420 VND/USD và 23.440 VND/USD. Như vậy, kể từ khi biến động tỷ giá, tình trạng 2 giá USD lại xuất hiện, giá USD chợ đen luôn cao hơn giá USD do các ngân hàng niêm yết với mức chênh lên tới 107 VND/USD.
Trên thị trường quốc tế, USD đứng ở mức cao so với rổ các đồng tiền chủ chốt khác trong bối cảnh Mỹ có kế hoạch tiếp tục nâng lãi suất, trong khi đó các nền kinh tế khác vẫn chưa ra khỏi giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ. Tính tới thời điểm 8h30 sáng nay (giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,01% lên 94.34 điểm.
Trong khi đó, tỷ giá EUR/USD hiện đang giao dịch tại 1.1703. Tương tự, tỷ giá GBP/USD tăng 0,05% lên 1.3122 điểm, trong khi đó, 6.8102 Nhân dân tệ đổi 1 USD – mức đáy trong lịch sử
Ở chiều ngược lại, USD giảm 0,05% ở mức 110.00 Yên, khi các thị trường đang chờ đợi xem liệu ngân hàng trung ương Nhật Bản có xem xét các bước để điều chỉnh chương trình kích thích kinh tế lớn của mình nhằm củng cố nền kinh tế trong thời gian tới.
Những thay đổi, mặc dù có thể là nhỏ, nhưng sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2016 và sẽ đánh dấu dấu hiệu mới nhất của Thống đốc Haruhiko Kuroda đang dần rời khỏi chương trình kích thích căn bản của mình được triển khai cách đây 5 năm để gây sốc cho công chúng. Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng đã tiến hành một hoạt động mua trái phiếu đặc biệt ba lần trong tháng này để ngăn chặn lợi suất trái phiếu tăng cao trong bối cảnh kỳ vọng tăng trưởng có thể điều chỉnh chính sách của mình.
Bên cạnh BOJ, các nhà đầu tư đang theo dõi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), đang kết thúc cuộc họp chính sách hôm thứ Tư. FED dự kiến sẽ không tăng lãi suất trong tuần này.
Theo danviet