Vì sao các tập đoàn lớn cùng bắt tay nhau sản xuất ô tô điện, xe tự lái?

Vì sao các tập đoàn lớn cùng bắt tay nhau sản xuất ô tô điện, xe tự lái?

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang chứng kiến những cái bắt tay trị giá hàng tỷ USD để lập ra các liên doanh sản xuất xe điện, xe tự lái.

Cứ tắt điều hòa kiểu này, chả mấy chốc mua máy mới, tiền điện tăng 'vù vù'
ASUS giới thiệu dải sản phẩm laptop OLED tiên phong trang bị bộ vi xử lý Intel Core thế hệ 13 mới nhất
ASUS giới thiệu dòng VivoBook 13 Slate OLED (T3304) – nâng cấp quyền năng 3 trong 1 cho giải trí, học tập và làm việc đa năng
ASUS Republic of Gamers phá đảo thị trường với loạt Laptop Gaming đỉnh cấp tại CES 2023

Mới nhất là thương vụ liên doanh giữa nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ và tập đoàn hóa chất Hàn Quốc LG Chem trị giá 2,3 tỷ USD. Đây là xu hướng tất yếu đã và sẽ phát triển trong ngành ô tô thế giới.

Những cái bắt tay hàng tỷ USD

Trước khi General Motors (GM) và LG Chem kết hợp, đã có rất nhiều mối quan hệ hợp tác trong ngành ô tô thế giới khi các công ty đang nỗ lực để chia sẻ chi phí chế tạo phương tiện chạy bằng điện và tự động lái đang đội giá lên từng ngày.

Các công ty như GM mỗi năm phải chi tới hàng tỷ USD vào các công nghệ mới nổi để đi tiên phong trong các ngành kinh doanh trị giá hàng nghìn tỷ USD được nhận định có thể biến đổi toàn ngành vận tải.

Trong đó, xe điện và xe tự lái sẽ đóng vai trò chủ đạo, hỗ trợ trong quá trình giảm thiểu khí thải carbon toàn cầu. Song, đến thời điểm hiện tại, hoạt động đầu tư này chưa mang lại lợi nhuận.

Trong khi một số thương vụ hợp tác nổi bật nhất, gây chú ý trong năm nay là giữa các nhà sản xuất ô tô và công ty công nghệ, có nhiều nhà sản xuất ô tô quyết định chia sẻ chi phí với các công ty từng là “đối thủ truyền kiếp”.

Thương vụ hợp tác lớn nhất tính đến trung tuần tháng 12 này là kế hoạch sáp nhập giữa Fiat Chrysler và nhà sản xuất ô tô Pháp PSA, tạo ra công ty sản xuất ô tô lớn thứ 4 thế giới tính về doanh số với giá trị khoảng 50 tỷ USD.

Giám đốc điều hành Fiat, Mike Manley mô tả đây là “sự phối hợp có thể làm thay đổi cả ngành công nghiệp ô tô”, còn CEO PSA Carlos Tavares nhận định “quan hệ này sẽ mang đến giá trị đáng kể cho tất cả các cổ đông và mở ra tương lai tươi sáng cho công ty liên doanh”.

Ngoài ra, không thể không nhắc tới các thỏa thuận phi sáp nhập lớn như thỏa thuận Hyundai Motor và nhà cung cấp ô tô Aptiv kết hợp với nhau thành lập công ty liên doanh sản xuất xe tự lái 4 tỷ USD; Volkswagen đầu tư 2,6 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp chế tạo xe tự lái Argo AI được Ford Motor hậu thuẫn để thành lập một liên minh toàn cầu; Amazon, Ford và các công ty khác đầu tư hàng triệu USD vào nhà sản xuất xe điện khởi nghiệp Rivian; các nhà sản xuất ô tô Đức như Daimler và BMW cùng đầu tư hơn 1 tỷ USD vào các dịch vụ vận tải.

Báo cáo từ AlixPartners chỉ ra, số lượng thương vụ hợp tác trong ngành ô tô đã tăng 43% từ năm 2017 lên con số 543 vụ trong năm 2018, dẫn đầu là các hợp tác trong lĩnh vực ô tô tự động (tăng 122% lên 115 vụ).

Các mối quan hệ hợp tác này khác với quan hệ sáp nhập hay thu mua mà theo Alix Partners, chúng đang có xu hướng sụt giảm đôi chút trong năm 2018 so với năm 2017.

Hợp tác để chia sẻ chi phí

Ông Mark Wakefield, người đồng lãnh đạo, chịu trách nhiệm về hoạt động công nghiệp và ô tô trên toàn cầu tại Công ty AlixPartners, Giám đốc quản lý tại công ty này cho biết, “sự cân bằng khéo léo” trong hoạt động đầu tư vào công nghệ mới trong khi vẫn duy trì các hoạt động kinh doanh truyền thống, có lợi nhuận là một trong những động lực chính thúc đẩy các tập đoàn trên thế giới bắt tay nhau.

“Tuy tất cả những công nghệ điện và tự lái đều cần đầu tư lớn nhưng không mang đến lợi nhuận lớn trong một hai năm tới nhưng nó sẽ đóng vai trò quyết định sự tồn tại nếu muốn chơi tiếp trong ngành công nghiệp ô tô 10 năm nữa. Đó là lý do vì sao các công ty phải hợp tác với nhau”, ông Mark nói.

Một báo cáo từ AlixPartners hồi đầu năm ước tính, chi tiêu thường niên trong ngành công nghiệp xe điện và tự động lái sẽ đạt 85 tỷ USD đến năm 2025 và 225 tỷ USD đến năm 2023.

Số tiền đang được chi vào riêng xe điện đã tương đương toàn bộ ngân sách khổng lồ của tất cả các hãng ô tô trên toàn cầu cộng lại trong một năm bao gồm các khoản chi tiêu, nghiên cứu và phát triển.

Theo công ty này, để đầu tư vào xe điện và các xe trong nhóm CASE (liên kết, tự động, chia sẻ và xe điện) nói chung, cứ mỗi 5 năm, các hãng ô tô đang phải tiêu tốn khoản đầu tư tương đương số tiền đầu tư của cả năm.

Đó là số tiền cực lớn phải chi trong khi vẫn phải duy trì vận hành các chương trình phát triển phương tiện cũng như các hoạt động kinh doanh truyền thống.

Theo: Baogiaothong

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...