Gia tăng dân số, con người sắp bị “ô nhiễm” bởi chính mình
Cái chết đen, chiến tranh Thế giới thứ II, cuộc Cách mạng Công nghiệp, sự ra đời của y học hiện đại v.v… Những sự kiện then chốt này có tác động to lớn đến dân số thế giới, mà tính đến thời điểm hiện nay là hơn 7.471.130.000 người.
Từ khi nhân loại mới xuất hiện từ vùng hạ Sahara ở Châu Phi cách đây không quá 200.000 năm, con số hơn 7 tỷ người dân trên thế giới được ghi nhận hiện nay đã cho thấy một bước nhảy vọt. Để hình dung quá trình nhân loại di cư và sinh sôi nảy nở trên Trái Đất, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ đã chế tác một video timelapse mô tả quá trình này.
Từ cuộc viễn chinh của người Mông Cổ cho đến việc người Châu Âu khám phá ra Tân Thế giới, đoạn video cho thấy ảnh hưởng to lớn của những thời kỳ chủ chốt trong lịch sử đối với sự tăng trưởng dân số thế giới. Với tất cả những lần dân số giảm mạnh, đột ngột bình ổn, và tăng vọt không phanh, rất khó để chọn ra một thời điểm gây chấn động nhất.
Có thể nói bước nhảy vọt dân số từ 1 tỷ lên đến 7 tỷ người chỉ trong vòng 200 năm trở lại đây là giai đoạn nổi bật nhất, và hiện dân số thế giới chỉ mới bắt đầu cho thấy chút dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Tuy tỷ lệ sinh đang giảm dần nhưng tỷ lệ tử cũng đang tụt dốc, và với đà hiện nay, đến cuối thế kỷ này dân số thế giới sẽ chạm ngưỡng 11 tỷ người. Chỉ tính riêng trong năm nay, dân số thế giới đã gia tăng 72,6 triệu người, nhiều hơn tổng dân số Thái Lan.
Đây là một con số khổng lồ, và hầu hết những người này – đặc biệt nếu họ sống ở những nước đang phát triển – sẽ sử dụng rất nhiều tài nguyên. Trung bình mỗi người đã tiêu thụ 1.2 tỷ lít nước trong năm 2016, hầu hết là gián tiếp thông qua quá trình sản xuất năng lượng, sản xuất lương thực v.v… Trung bình trong năm nay mỗi người cũng đã thải 4,4 tấn khí CO2 ra môi trường.
Nếu không tìm ra được phương thức sản xuất điện, sản xuất lương thực, và di chuyển giữa các nơi hiệu quả hơn, chúng ta sẽ phải hứng chịu một cú sốc lớn khi đứa trẻ thứ 11 tỷ được sinh ra.
Theo: Daikynguyen