Việt Nam xếp hạng nhì Châu Á mức độ hài lòng về các mối quan hệ 2017
Với mong muốn mang đến những hiểu biết sâu sắc hơn về tình trạng các mối quan hệ cá nhân tại châu Á, vào ngày 6/1/2918, Prudential đã công bố kết quả báo cáo Chỉ số Mối quan hệ Prudential (PRI) lần thứ 2 năm 2017.
Năm nay, Việt Nam xếp vị trí thứ
hai trong số 9 thị trường được khảo sát tại châu Á, thấp hơn một bậc so với năm
2016 với điểm số PRI trung bình là 79/100 (giảm 4 điểm so với năm ngoái). Điều
này có nghĩa các mối quan hệ cá nhân đang đáp ứng được 79% kỳ vọng của người Việt,
đồng nghĩa với, khoảng cách tồn tại giữa các mối quan hệ vẫn còn khoảng 21%.
Điểm mấu chốt của một mối
quan hệ thành công tại Việt Nam là gì?
Khảo sát PRI 2017 chỉ ra rằng bên
cạnh thái độ dễ chịu và luôn sẵn sàng ủng hộ, đồng hành, sự hài hước đến từ mỗi
bên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên mối quan hệ bền chặt của
người Việt. “Tìm thấy một người bạn đời có thể khiến ta mỉm cười và vui vẻ” là
điều được người Việt mong đợi nhất với hơn 66% số người tham gia khảo sát đồng ý.
Những cặp đôi thường dành cho nhau tiếng cười có điểm số PRI đạt 81/100, cao hơn 9 điểm so với những người ít cười đùa với nhau (72/100). Cũng trong các mối quan hệ cá nhân, nhiều nữ giới được khảo sát (43%) cảm thấy mình là người ít hài hước hơn và cũng có gần một nửa nam giới Việt (49%) cho rằng họ muốn đối phương vui tính hơn.
Anh Phương Tiến Minh - CMO của Prudential Việt Nam
chia sẻ về mục đích, ý nghĩa của PRI 2017
Công
nghệ đang ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ của người Việt
Người Việt ngày càng nhận thức rõ
ràng hơn những tác động của công nghệ lên cuộc sống và các mối quan hệ cá nhân.
Có 62% người tin rằng việc dành nhiều thời gian
bên chiếc điện thoại (smartphone) đã tạo nên những tác động tiêu cực đến
các mối quan hệ trong gia đình. Chỉ số này cũng cao nhất trong tất cả các thị
trường tham gia đợt khảo sát lần này.
Có đến 46% số người được hỏi cho
biết các thành viên trong gia đình đang “tiêu tốn” nhiều thời gian cho chiếc điện
thoại thay vì trò chuyện cùng nhau, trong khi 40% cặp đôi thừa nhận thường cảm
thấy không vui với những nội dung được đăng tải trên mạng xã hội từ một nửa của mình.
Người Việt lo lắng về sức
khỏe, nhưng chưa thực sự hành động!
Sức khỏe cũng là một mối bận tâm
lớn đối với người Việt Nam. Khi được hỏi bản thân muốn thay đổi điều gì ở bạn đời
của mình, có tới 53% muốn nửa kia sẽ khỏe mạnh hơn, sau đó là mong muốn họ sẽ
có trách nhiệm với gia đình hơn nữa (43%).
Cũng theo khảo sát, có đến 60%
người Việt luôn lo lắng khi nghĩ đến sức khỏe lúc về già, trong khi 46% lại có
mối bận tâm đến việc sau này họ có còn minh mẫn hay không. Nhìn gần hơn, gần một
phần ba lượng người khảo sát (30%) tin rằng sức khỏe của mình sẽ suy giảm trong
vòng năm năm tới.
Thế nhưng bất chấp các mối lo về
sức khỏe ngày càng gia tăng, chỉ có 26% người Việt đang chủ động giữ gìn sức khỏe.
Kết quả PRI cũng chỉ ra rằng một nền tảng sức khỏe tốt có thể mang nhiều lợi
ích đến cho các mối quan hệ, bởi hầu hết người Việt cho biết họ thích tham gia
rèn luyện sức khỏe cùng với một nửa của mình (60%), trong khi gần một phần ba
(31%) lại thích luyện tập thể dục cùng với con cái. Những người biết cách duy
trì sức khỏe có điểm số là 84/100, cao hơn so với những người không chủ động
trong việc này (77/100).
Những vấn đề gây tranh cãi thường xuyên nhất của các cặp vợ chồng Việt Nam Theo kết quả khảo sát PRI 2017, con cái thường là nguyên nhân chính gây ra tranh cãi ở các cặp vợ chồng tại Việt Nam (62%) và đây cũng là tỉ lệ cao nhất trong khu vực, tiếp đó mới đến câu chuyện về tiền nong (51%). Theo bảng khảo sát, 41% phụ huynh cho rằng chi phí nuôi con cũng có tác động to lớn đến mối quan hệ của họ.
Người Việt nhiều băn khoăn về sự ổn định tài chính
Tại Việt Nam, hơn một nửa lượng
người tham gia khảo sát (53%) không đủ tự tin rằng mình có thể dành dụm đủ tiền
để trang trải cuộc sống khi bước đến ngưỡng tuổi 80. Có đến 60% người Việt ưu
tiên cho mục tiêu tích góp tiền bạc để hưởng tuổi hưu an nhàn. Đây là mục tiêu
tài chính cao nhất của người Việt.
Chỉ số PRI cũng cho thấy có đến
82% người tham gia khảo sát hy vọng có thể sống nhờ vào khoản tiết kiệm cũng
như các tài sản cá nhân. Trái với các thị trường khác ở châu Á, 44% người Việt
mong muốn con cái sẽ hỗ trợ tài chính cho họ ở tuổi xế chiều. Tuy nhiên, cũng gần
nửa số người Việt (43%) lo ngại mình sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình khi về
già và tỉ lệ này cũng cao nhất so với các nước được khảo sát trong khu vực.
Để tìm hiểu thêm thông tin về Chỉ số các mối quan hệ 2017, vui lòng truy cập:
https://www.prudentialrel ationshipindex.com/vn/
Theo: Bizf