WB dự báo năm 2022 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,5%

WB dự báo năm 2022 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,5%

Chiều 13/1 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới tổ chức buổi họp báo trực tuyến, công bố báo cáo "Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 1/2022". Theo đó, dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với mức tăng trưởng GDP đạt mức 5,5%.

Lễ tổng kết chương trình “triệu cây xanh - vì một việt nam xanh” năm 2023 với nhiều hoạt động bổ ích
TAIWAN EXCELLENCE HOÀN THÀNH CHIẾN DỊCH “TINH PHẨM NÂNG TẦM CHẤT SỐNG”, ĐỒNG HÀNH VÌ CUỘC SỐNG NGUYỆN Ý
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm qua cảnh báo, tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới trẻ em ở khu vực Nam Á.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại: Nga chưa bao giờ nhiều vàng đến thế!

Báo cáo có tiêu đề: "Không còn thời gian để lãng phí: Những thách thức và cơ hội đối với phát triển thương mại xanh tại Việt Nam”. Theo đó, báo cáo khuyến nghị, Việt Nam cần ưu tiên xanh hóa ngành thương mại. Bởi, thương mại là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2 thập kỷ qua, nhưng cũng là ngành có cường độ phát thải carbon cao, gây nhiều ô nhiễm vì chiếm một phần ba tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước.

Việt Nam đã bắt đầu thực hiện giảm phát thải carbon trong các hoạt động liên quan đến thương mại. Tuy nhiên, cần hành động quyết liệt hơn nữa để ứng phó với áp lực gia tăng từ các thị trường xuất khẩu chính, khách hàng và công ty đa quốc gia với yêu cầu những sản phẩm và dịch vụ phải xanh và sạch hơn.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh, thương mại sẽ là hợp phần chính trong chương trình hành động vì khí hậu của Việt Nam trong những năm tới. Thúc đẩy thương mại xanh không chỉ giúp Việt Nam thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà còn giữ được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đảm bảo thương mại tiếp tục là nguồn tạo thu nhập và việc làm quan trọng.

Báo cáo khuyến nghị, Chính phủ hành động trên 3 lĩnh vực: tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa và dịch vụ xanh, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh, và phát triển các khu công nghiệp có khả năng chống chịu tốt hơn và không phát thải carbon.

Nội dung của báo cáo cũng đặt ra giả thuyết, dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát trong và ngoài nước thì khu vực dịch vụ của Việt Nam sẽ dần phục hồi khi người tiêu dùng và nhà đầu tư lấy lại được niềm tin. Song song đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ được hưởng lợi nhờ nhu cầu ổn định từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc. Thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ giữ vững, với tỷ lệ nợ trên GDP dự kiến là 58,8%, thấp hơn nhiều so với mức trần theo quy định.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của WB, triển vọng này vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro vì diễn biến của đại dịch vẫn chưa rõ ràng. Sự bùng phát của các biến thể mới có thể dẫn đến việc phải tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Nhu cầu trong nước yếu hơn kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều đối tác thương mại của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với dư địa tài khoá và tiền tệ bị thu hẹp, có thể sẽ hạn chế khả năng tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của các nước này nếu cuộc khủng hoảng kéo dài. Điều này có thể làm chậm sự phục hồi toàn cầu và làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Các chuyên gia phân tích thuộc WB cũng lập luận, các chính sách ứng phó cẩn trọng có thể giảm thiểu những rủi ro nói trên. Các biện pháp về chính sách tài khóa có thể hỗ trợ tổng cầu trong nước; trong đó, tạm thời có chính sách giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) và tăng chi cho ngành y tế và giáo dục.

Đại diện WB khuyến nghị, các hỗ trợ dành cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng cần có quy mô lớn hơn và tập trung hơn. Các chương trình an sinh xã hội cần xác định đúng các nhóm đối tượng cần trợ giúp và triển khai hiệu quả hơn để giải quyết những hậu quả xã hội nặng nề và không đồng đều của cuộc khủng hoảng. Rủi ro đang gia tăng trong khu vực tài chính cần được giám sát chặt chẽ và chủ động giải quyết.

Điểm lại tình hình và đánh giá triển vọng phục hồi kinh tế trong ngắn hạn, đại diện WB cho rằng, năm 2021, Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Mặc dù có khởi đầu thuận lợi vào quý I/2021 nhưng đợt bùng phát dịch COVID-19 kéo dài từ tháng 4 vừa qua đã làm chệch quá trình phục hồi và để lại hậu quả nghiêm trọng về con người và kinh tế. GDP của Việt Nam ước chỉ tăng trưởng 2,58% trong năm 2021.

Năm 2022, kinh tế sẽ khởi sắc hơn, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 5,5% và nếu đại dịch cơ bản được kiểm soát thì kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi một phần nhờ vào việc nới lỏng hơn chính sách tài khóa ít nhất là trong nửa đầu năm 2022.

Về trung hạn, WB cũng dự báo nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ chỉ bắt đầu quay về lộ trình tăng trưởng vào năm 2023, khi nhu cầu trong nước phục hồi đầy đủ và không có các cú sốc mới.

Nguồn: Baotintuc

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...