Xu thế dịch chuyển công nghệ trong sản xuất dưới góc nhìn Fujitsu
Đặc tính của ngành sản xuất toàn cầu đang thay đổi và buộc phải thực hiện sự dịch chuyển theo hướng tăng cường hàm lượng công nghệ nhằm đáp ứng lại nhu cầu tiêu dùng ngày càng biến chuyển mạnh mẽ từ khối doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng cá nhân.
Fujitsu –
hãng công nghệ thông tin hàng đầu Nhật Bản, một trong những tập đoàn cung cấp
lượng lớn giải pháp cho lĩnh vực sản xuất – mới đây đã đưa ra những đánh giá và
dự đoán của mình về định hướng mới của ngành sản xuất. Theo đó, hãng chú trọng
vào việc đưa ra bộ sản phẩm và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất
nhằm giúp các nhà máy thích ứng và bắt kịp với với thời đại “bình thường mới”.
Lĩnh vực sản xuất buộc
phải tự chuyển đổi để thích nghi với thị trường
Trước
đây, ngành sản xuất chủ yếu tập trung vào việc phát triển và sản xuất hàng loạt,
tạo ra những sản phẩm mang lại sự tiện nghi và phục vụ cho đời sống. Ngày nay,
đối tượng khách hàng phong phú, nguồn thông tin trên mạng Internet hết sức đầy
đủ và người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh các loại mặt hàng với nhau và có
vô số lựa chọn khi mua sắm. Bởi vậy, buộc các đơn vị sản xuất phải nắm bắt kịp
thời nhu cầu thị hiếu của khách hàng, từ khối B2C tới khối B2B để đưa những phản
hồi của khách vào quy trình cải tiến sản xuất tăng sức cạnh tranh. Họ phải chấp
nhận đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách, có thể kể đến: đòi hỏi khả năng tùy biến
và cá thể hóa sản phẩm, phải giao hàng cho số lượng lớn những đơn hàng nhỏ, giảm
thiểu thời gian chờ giao hàng, ...
Bên
cạnh việc đáp ứng cách thức mua sắm mới, các đơn vị sản xuất cũng cần phải thay
đổi cách thiết kế và phát triển sản phẩm, dùng ít vật tư lãng phí hơn, ứng dụng
công nghệ số nhiều hơn trong mô phỏng, thiết kế vật liệu và sản phẩm. Đến lượt
mình, bản thân các chuỗi cung ứng hay các ngành công nghiệp phụ trợ cũng sẽ phải
thực hiện chuyển đổi để ghi nhận được hiệu suất thực tế một cách sát sao, dựa
trên những lượng dữ liệu lớn, biến động theo thời gian thực để có thể hỗ trợ tốt
cho khối sản xuất.
Đặc
biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 chưa có hồi kết, ngành sản xuất toàn cầu
càng gặp khó khăn nghiêm trọng do sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, khó bao
tiêu đầu ra, nhiều doanh nghiệp sản xuất phải cắt giảm sản lượng, giao vận giữa
các vùng miền gặp nhiều trở ngại khiến cho nhiều nhà máy lao đao, vô số công ty
chưa thể khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh như thời kỳ trước dịch bệnh.
Rõ
ràng, thay đổi để tồn tại là một hiện thực đang diễn ra với mọi ngành nghề, và
khối sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu, ... cũng không nằm ngoài dòng chảy này.
Cũng như mọi ngành nghề khác, chuyển đổi số – DX – đang là chìa khóa để vực dậy
lĩnh vực sản xuất.
Các thách thức khi
doanh nghiệp sản xuất muốn chuyển đổi số
Do
đặc trưng lĩnh vực ngành nghề, các đơn vị sản xuất khi muốn chuyển đổi số đều gặp
phải những khó khăn sau đây:
Nhu
cầu của đơn vị tiêu dùng thay đổi nhanh và khó lường, tính cạnh tranh cao từ vô
số các đối thủ, nên việc phân tích dữ liệu người dùng phục vụ cho dự đoán hành
vi tiêu dùng, ghi nhận phản hồi để thay đổi dòng sản phẩm về cả tính năng lẫn mẫu
mã, ... trở nên khó khăn, cần phải xử lý lượng lớn dữ liệu theo thời gian thực.
Hiện chưa thể tồn tại một giải pháp end-to-end trọn gói cho doanh nghiệp sản xuất vì doanh nghiệp sản xuất thuộc phân khúc đứng giữa chuỗi cung ứng và người tiêu dùng, trong khi chuỗi công nghệ và chuỗi cung ứng lại mang tính phân đoạn cao, dữ liệu không kết nối được với nhau.
Theo
như đánh giá của Fujitsu, dù khó khăn, việc đưa ra được những quy trình vận
hành xuyên suốt (trên nền tảng số hóa) từ cung ứng, công nghệ dây truyền sản xuất,
tới giao vận và bán sản phẩm tới tay đơn vị hay người tiêu dùng là thiết yếu. Việc
chuyển đổi này giúp đáp ứng nhanh theo sự biến chuyển nhu cầu liên tục của người
tiêu dùng, cho phép đưa ra những hình thức tiêu dùng mới.
Định hướng công nghệ của
Fujitsu cho ngành sản xuất
Dưới góc nhìn của Fujitsu, thời gian tới sẽ đón nhận nhiều thay đổi trong những xu thế chủ đạo của lĩnh vực sản xuất.
- Sản phẩm thay đổi để tăng cường trải nghiệm của người dùng
- Các đơn vị sản xuất dần dần cần liên kết với nhau trong những hệ sinh thái hoàn chỉnh để tạo thêm giá trị cho sản phẩm
- Bám theo xu thế “phần mềm quyết định tất cả”, rất có thể chúng ta sẽ chứng kiến xu thế ngành sản xuất theo kiểu “Software-driven Manufacturing”
- Vai trò của con người thay đổi theo hướng là chủ thể giám sát, soát lỗi, lên kế hoạch; còn việc nghiên cứu phát triển và thực thi sản xuất sẽ do robot và trí tuệ nhân tạo chiếm lĩnh.
- Sản xuất cần đóng vai trò quan trọng, đóng góp cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) do hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc đặt ra năm 2015.
Năm xu thế kể trên đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất đầu tư mạnh mẽ cho CNTT cả phần mềm và phần cứng. Với xuất phát điểm là một trong những nhà sản xuất máy chủ Mainframe đầu tiên, kết tinh kinh nghiệm nghiên cứu phát triển và sản xuất qua hơn nửa thế kỷ, Fujitsu đã kết hợp hoàn chỉnh giữa công nghệ và triết lý Takumi (nghệ nhân) trong toàn bộ giải sản phẩm và giải pháp của mình. Hãng đưa ra nhiều bộ giải pháp thiết thực để quản lý sản xuất và cung ứng, như PRONES, Logifit, Teraspection, ... kết hợp với nền tảng phần cứng mạnh mẽ để đạt hiệu suất tối ưu. Thế hệ máy chủ mới nhất là PRIMERGY M5 và M6 tích hợp chíp thế hệ mới, cao nhất lên đến Intel® Xeon® Platinum processor, đã được nhiều đơn vị sử dụng và đánh giá tích cực. Đây là những dòng thiết bị góp phần cung cấp giải pháp cơ sở hạ tầng tối ưu, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất, tiêu biểu có thể kể đến PRIMERGY R4770 M6, dòng máy chủ hiệu năng cao vừa có khả năng xử lý vượt trội cho các bài toán CSDL lớn và siêu ứng dụng, vừa cấp phát không gian lưu trữ lớn, cổng kết nối vào ra vượt trội, cực kỳ phù hợp với các phòng ban thuộc khối hoạch định chiến lược và khối nghiên cứu phát triển, nơi có nhu cầu quản lý và xử lý một lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả nhất.
Kết luận
Nhật Bản luôn được coi là một cường quốc công nghệ với các nhà máy nổi tiếng với quy trình kiểm soát chất lượng và luôn đưa ra thị trường những sản phẩm tiêu dùng hoàn hảo được sự ghi nhận của người tiêu dùng toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất ở Nhật vốn khắt khe về quy trình quản lý và có chút bảo thủ về sản phẩm. Nhưng trong hoàn cảnh mà chuyển đổi là tất yếu, họ cũng rất nhanh nắm bắt xu thế và cải tiến cũng như tự thay đổi. Fujitsu với vị thế của một tập đoàn CNTT đầu ngành, đã có kinh nghiệm hàng chục năm đồng hành với các nhà máy của Nhật Bản, rất chú trọng trong việc thúc đẩy công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất đạt hiệu quả tối ưu. Bên cạnh những giải pháp có tính thực tiễn cao đã được ứng dụng phổ biến trong khối khách hàng sản xuất và giao vận như Logifit, PRONES, Teraspection, các giải pháp IoT và AI, RPA, ... hãng vẫn tiếp tục chú trọng máy chủ chiến lược là các dòng máy PRIMERGY trên nền tảng mở x86, là thiết bị hạ tầng không thể thiếu để tích hợp ứng dụng CNTT thế hệ mới, phục vụ hiệu quả cho quá trình chuyển đổi số, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy ở quy mô khác nhau, hiện thực hóa những tiến trình cải tiến sản xuất, chuyển đổi, thích nghi và phát triển.
Theo TCDN