Xung đột Nga – Ukraine: Kinh tế toàn cầu thiệt hại 2.800 tỉ đô la

Xung đột Nga – Ukraine: Kinh tế toàn cầu thiệt hại 2.800 tỉ đô la

Xung đột Nga-Ukraine đang khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 2.800 tỉ đô la Mỹ do sản lượng bị mất ước tính đến cuối năm 2023; thậm chí có thể còn cao hơn, nếu mùa đông sắp tới lạnh hơn dự kiến, khiến châu Âu phải cắt giảm sử dụng năng lượng và rơi vào cơn suy thoái mạnh hơn.

Lễ tổng kết chương trình “triệu cây xanh - vì một việt nam xanh” năm 2023 với nhiều hoạt động bổ ích
TAIWAN EXCELLENCE HOÀN THÀNH CHIẾN DỊCH “TINH PHẨM NÂNG TẦM CHẤT SỐNG”, ĐỒNG HÀNH VÌ CUỘC SỐNG NGUYỆN Ý
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm qua cảnh báo, tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới trẻ em ở khu vực Nam Á.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại: Nga chưa bao giờ nhiều vàng đến thế!

Con số thiệt hại khổng lồ mà Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ước tính cho thấy hậu quả kinh tế khủng khiếp từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Chiến sự ở Ukraine đã làm tăng giá năng lượng, làm suy yếu chi tiêu của các hộ gia đình và niềm tin kinh doanh, đặc biệt là ở châu Âu. Xung đột đã làm đảo lộn các chuỗi cung ứng, gây ra tình trạng thiếu lương thực và các nhu yếu phẩm khác đồng thời làm chao đảo các thị trường trên toàn cầu.

Các chính phủ phương Tây lo ngại lệnh tổng động viên một phần mà Nga mới đưa ra cùng với việc chuẩn bị sáp nhập 4 tỉnh miền Đông của Ukraine, nơi mà Nga đang kiểm soát, có thể kéo dài cuộc xung đột trong nhiều năm. Điều này sẽ tiếp tục làm gia tăng các bất ổn đang gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu. Álvaro Santos Pereira, nhà kinh tế trưởng của OECD, nói: “Chúng ta đang trả cái giá rất đắt cho cuộc chiến này”.

Trong dự báo mới nhất, OECD nhận định nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3% trong năm nay và 2,2% trong năm sau. Trước xung đột, tổ chức này dự báo mức ​​tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và 2023 lần lượt 4,5% và 3,2%.

Điều này có nghĩa là sản lượng của nền kinh tế toàn cầu trong năm tới sẽ thấp hơn 2.800 tỉ đô la so với mức dự báo của OECD trước xung đột Nga-Ukraine. Con số đó tương đương với quy mô của nền kinh tế Pháp.

OECD dự báo ​​trong năm 2023, nền kinh tế khu vực đồng euro (eurozone) chỉ tăng trưởng 0,3% và kinh tế của Đức dự kiến suy giảm 0,7%. Trong báo cáo hồi tháng 6, OECD nhận định ​​eurozone và Đức sẽ chứng kiến ​​mức tăng trưởng lần lượt 1,6% và 1,7% trong năm tới.

OECD cảnh báo kinh tế châu Âu có thể bị suy thoái mạnh hơn nếu giá năng lượng tăng trở lại. Nếu giá khí đốt tự nhiên tăng 50% trong thời gian còn lại của năm, sản lượng kinh tế của châu Âu trong năm 2023 có thể thấp hơn 1,3 điểm phần trăm so với mức dự báo của OECD, trong khi đó, kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 1,7%.

Khi giá khí đốt tăng mạnh như vậy, châu Âu sẽ đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng trong mùa đông tới. Để giảm nguy cơ đó, OECD ước tính mức tiêu thụ năng lượng trong khu vực cần giảm từ 10-15% so với những năm gần đây.

“Điều quan trọng là châu Âu phải đảm bảo nhu cầu giảm trong vài tháng tới, chứ không chỉ tập trung vào nguồn cung”, Pereira nói.

Xung đột Nga – Ukraina khiến đời sống những người già ở châu Âu khó khăn hơn vì giá cả leo thang -Ảnh: The Daily Star

Các chính phủ trên khắp châu Âu đã chi tổng cộng hàng trăm tỉ euro để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp chống chọi với “bão giá” năng lượng. Một số sự hỗ trợ đó sẽ được cung cấp thông qua biện pháp giới hạn mức trần giá năng lượng. Nhưng mặt trái của biện pháp này là nó có thể làm suy yếu động lực để các hộ gia đình cắt giảm sử dụng năng lượng.

Pereira nói: “Giới hạn giá năng lượng có thể hấp dẫn trong ngắn hạn, nhưng sẽ rất tốn kém và làm sai lệch tín hiệu giá cả. Giá năng lượng cao sẽ thúc đẩy mọi người giảm tiêu thụ”.

Chi phí hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp đang đẩy các khoản nợ chính phủ lên cao hơn, dẫn đến chi phí vay nợ gia tăng và điều này có thể làm suy yếu tăng trưởng hơn nữa.

Để tránh nợ nần tăng thêm, OECD cho rằng chính sách hỗ trợ của các chính phủ châu Âu chỉ nên nhắm vào các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất.

OECD cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2023 xuống còn 0,5% so với 1,2% trong dự báo trước đó, nhưng cảnh báo nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể giảm tốc mạnh hơn nữa nếu lạm phát không giảm nhanh như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kỳ vọng.

Tổ chức này dự báo kinh tế Trung Quốc chỉ phục hồi nhẹ vào năm 2023 sau khi tăng trưởng chậm lại rõ rệt trong năm 2022 do tác động của chính sách “zero Covid”. Hồi tháng 6, OECD dự báo tăng trưởng của Trung Quốc đạt 4,4% vào năm 2022, nhưng hiện tại dự báo chỉ tăng 3,2%. Đối với năm 2023, OECD ước tính tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ đạt mức 4,7%.

Theo: Thesaigontimes


Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...