5 phương pháp lấy sỏi thận ra khỏi cơ thể hiệu quả

5 phương pháp lấy sỏi thận ra khỏi cơ thể hiệu quả

Sỏi thận tiết niệu là bệnh thường gặp. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền...

Đâu là thực phẩm bạn nên và không nên ăn để kỳ kinh nguyệt dễ chịu hơn?
Tỉnh nhiều gái đẹp nhất Trung Quốc, sản sinh ra toàn 'quốc bảo nhan sắc' nhờ sở hữu gene đỉnh cao
Đất nước có nhiều phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới, đàn ông tới là chẳng muốn về
Xu hướng nội y nổi lên từ các BST Xuân Hè 2023

Sỏi thận để lâu gây biến chứng nguy hiểm

Sỏi thận tiết niệu nếu phát hiện, điều trị sớm, hết sỏi sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của thận và hạn chế tái phát. Nếu để muộn, tái phát nhiều lần, người bệnh có thể chịu các biến chứng nguy hiểm như viêm đài bể thận, thận ứ mù, suy thận, huyết áp cao…

5 Phương pháp điều trị "lấy"sỏi thận ra khỏi cơ thể hữu hiệu nhất. - Ảnh 1.

Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền....

Người ta thường lựa chọn phương pháp điều trị xếp theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Và dựa vào: Vị trí sỏi; Kích thước sỏi; Ảnh hưởng của thận do sỏi gây ra; Bệnh phối hợp; Điều kiện của bệnh nhân để lựa chọn các phương pháp lấy sỏi.

Các phương pháp điều trị, lấy sỏi thận

- Nội khoa: Áp dụng khi sỏi còn nhỏ có đường kính dưới 7mm, chưa ứ nước, nhẵn. Mục đích là hỗ trợ để bệnh nhân đái được ra sỏi. Sỏi còn có nhiều khả năng di chuyển và tống ra ngoài theo đường tự nhiên; đường tiết niệu dưới sỏi đủ rộng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng thuốc tây y kết hợp với đông y như uống bông mã đề, rau ngô, kim tiền thảo... sắc nước uống hằng ngày. Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng không đái ra sỏi cần chuyển phương pháp điều trị.

- Tán ngoài cơ thể: tán sỏi từ bên ngoài, sỏi vụn tự đào thải ra, sỏi trôi ra có thể gây cơn đau, không tán sỏi to trên 2cm, không cho phép tán nhiều lần. Những bệnh nhân bị hẹp niệu đạo, hẹp niệu quản, rối loạn đông máu không được chỉ định phương pháp này. Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị không xâm lấn, hiệu quả nếu chỉ định đúng. Thời gian tán sỏi khoảng 60 phút, bệnh nhân có thể không phải nằm viện điều trị.

- Tán nội soi ngược dòng: Nội soi tán sỏi thận laser bằng ống soi mềm là phương pháp kỹ thuật cao, không xâm lấn. Phương pháp này được ứng dụng để điều trị cho bệnh nhân có sỏi thận kích thước < 2 cm hoặc sỏi niệu quản có kích thước ≤ 1.5 cm.

Ở phương pháp này sỏi được tán và đưa ra ngoài theo đường tự nhiên của cơ thể, sỏi được lấy hết trong một lần điều trị. Hơn nữa bảo tồn tối đa chức năng thận, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục nhanh chóng, hạn chế nhiễm trùng, giảm đau nhiều so với mổ hở.

- Tán sỏi mở đường hầm qua da: Phương pháp này áp dụng cho sỏi lớn hơn 2cm, bao gồm cả các sỏi san hô phức tạp. Nhưng những bệnh nhân có rối loạn đông máu, có những bất thường về mạch máu trong thận, có nguy cơ chảy máu nặng thì khuyến cáo không nên áp dụng.

Với phương pháp này bệnh nhân ít đau, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh, không xâm lấn, tránh đa tình trạng nhiễm trùng sau mổ, ít tổn hại đến thận.

- Mổ nội soi: Đây là phương pháp can thiệp với mức độ tối thiểu trong phẫu thuật. Quá trình này thường được thực hiện thông qua các vết rạch da rất nhỏ chọc 3 lỗ vào cơ thể bộc lộ thận, mở niệu quản hoặc bể thận. Những bệnh nhân được chỉ định mổ nội soi sỏi thận khi thấy đau hông lưng âm ỉ kéo dài, cơn đau quặn thận, tiểu buốt, sốt lạnh… Sỏi có kích thước trên 2cm.

Mổ nội soi thận sẽ có các rủi ro và biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng vết mổ; viêm phúc mạc.. Vì thế mổ nội soi sỏi thận có chỉ định trong các trường hợp sỏi thận có triệu chứng đơn thuần mà chưa gây biến chứng.

Sỏi thận tuy không phải bệnh hiểm nghèo nhưng sẽ gây rắc rối đến cuộc sống hằng ngày cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Ảnh minh họa

Sỏi thận tuy không phải bệnh hiểm nghèo nhưng sẽ gây rắc rối đến cuộc sống hằng ngày cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Ảnh minh họa

Lời khuyên của bác sĩ

Sỏi thận tuy không phải bệnh hiểm nghèo nhưng sẽ gây rắc rối đến cuộc sống hằng ngày cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Việc tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc và cách thức sinh hoạt là điều cần thực hiện nghiêm túc đối với người bệnh:

  • Uống nhiều nước. Thực hiện uống 2 lít nước mỗi ngày. Có thể dùng nước lọc, sữa, nước ép trái cây, nước sắc từ kim tiền thảo, râu ngô, bông mã đề… thay cho nước lọc uống hằng ngày. Bạn uống thế nào để làm sao khi đi đái, nước tiểu trong là được.
  • Không nên uống soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt vì các thức uống, ăn đó có chứa oxalat - là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi.
  • Hạn chế các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá.
  • Kiểm soát cân nặng, rèn luyện thân thể hằng ngày, thường xuyên, điều độ.

Theo: SKĐS

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...