Choáng với ngành công nghiệp nuôi cá sấu ở Thái Lan
Đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngày càng nhiều các trang trại nuôi cá sấu mọc lên như nấm ở Thái Lan.
Thái Lan được biết đến là quốc gia sở hữu một số trang trại nuôi cá sấu lớn nhất thế giới. Theo số liệu từ Cục Thủy sản Thái Lan, có khoảng 1,2 triệu con cá sấu hiện đang được nuôi trong 1.000 trang trại ở đất nước này. Một số trang trại còn có cả lò mổ và máy thuộc da để sản xuất các sản phẩm xa xỉ từ cá sấu.
Sri Ayuthaya là một trong những trại nuôi cá sấu lớn nhất của Thái Lan đã hoạt động được 35 năm. Ông Wichian Rueangnet, chủ trang trại cho biết, Sri Ayuthaya hiện đang nuôi khoảng 150.000 con cá sấu.
Sri Ayuthaya đã được Công ước về Buôn bán Quốc tế Động Thực vật Hoang dã (CITES) cấp giấy phép xuất khẩu các sản phẩm về cá sấu nước ngọt Siamese quý hiếm. Ông Wichian cho biết: “Chúng tôi làm tất cả mọi thứ, từ nuôi cá sấu lấy thịt, đến thuộc da và xuất khẩu các sản phẩm khác từ cá sấu”.
Các sản phẩm từ da cá sấu bao gồm những chiếc túi xách Birkin có giá hơn 80.000 baht (~2.300 USD), những bộ đồ da có giá lên tới 200.000 baht (~5.800 USD). Thịt cá sấu được bán khoảng 300 baht (~ 9 USD)/kg. Mật và máu cá sấu được dùng để bào chế thuốc và có giá lần lượt khoảng 40.000 baht (~1.180 USD)/kg và 500 baht (~15 USD)/kg.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang đối mặt với nhiều trở ngại khi xuất khẩu các sản phẩm da cá sấu giảm tới 60%, từ 34 triệu baht năm 2015 xuống còn 13 triệu baht năm 2016.
Dưới đây là cái nhìn cận cảnh ngành công nghiệp nuôi cá sấu của Thái Lan qua ống kính của phóng viên hãng tin Reuters, Athent Perawongmetha:
Trang trại cá sấu Sri Ayuthaya.
Trứng cá sấu đang được cho vào lồng ấp.
Cá sấu con mới nở.
Cho cá sấu ăn đầu gà.
Lột da cá sấu tại một lò mổ ở ngoại ô Bangkok.
Phần thịt đang được sơ chế.
Da cá sấu đã được thuộc.
Da cá sấu sau khi nhuộm.
Công nhân đang chế tác một chiếc ví từ da cá sấu.
Khách du lịch tham quan và mua các loại da cá sấu.
Nguồn : danviet