Trùng tu nhà thờ Đức Bà: Nguyên vật liệu đều nhập khẩu từ châu Âu
Để nhà thờ Đức Bà giữ được nét nguyên thủy sau khi trùng tu, Ban Trùng tu và quản lý dự án trùng tu nhà thờ Đức Bà đã quyết định nhập khẩu những nguyên, vật liệu từ các nước châu Âu.
Sau nhiều lần khảo sát, đánh giá chi tiết mức độ xuống
cấp của nhà thờ, từ đầu tháng 7, Ban Trùng tu và quản lý dự án trùng tu nhà thờ
Đức Bà quyết định thuê một công ty độc lập tiến hành đánh giá chi tiết và đưa
ra các phương án phục chế và sửa chữa những hạng mục xuống cấp.
Nhà thờ Đức Bà là một công trình tôn giáo, văn hóa
xã hội nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài việc chuẩn bị cho các bước thi công phục chế,
sửa chữa nhà thờ, Ban Trùng tu và quản lý dự án trùng tu nhà thờ Đức Bà cũng
tính toán đến nguyên, vật liệu thay thế.
Cụ thể, tất cả nguyên, vật liệu được nhập khẩu từ
Pháp và Đức. Trong đó, ngói mộc xây, ngói vảy cá, ngói âm dương đều được đặt từ
Đức, mỗi loại ngói được bảo hành từ 30 – 40 năm. Việc thay thế ngói sẽ mất hơn
2 tháng.
Còn mái tôn kẽm ở 2 tháp chuông đã được đặt hàng một
công ty bên Pháp sản xuất, chế tác và Ban Trùng tu sẽ cử kỹ sư sang tư vấn, phối
hợp với đơn vị thi công nhằm đảm bảo sự đồng bộ, an toàn cho mái kẽm.
Hệ thống các rui mèn, vì kèo cũng được Ban trùng tu
chọn gỗ Sao Xanh thay thế cho gỗ Sao Đen như trước đây vì gỗ Sao Đen bây giờ rất
hiếm.
Ngoài ra, đợt trùng tu này sẽ sửa chữa lại hệ thống
chuông, đồng hồ của nhà thờ bằng nhiều tiếng nhạc khác nhau.
Trải qua 137 năm cùng với thăng trầm của lịch sử và
tự nhiên, công trình có nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng cần phải trùng tu,
phục chế.
Tổng Đại diện Giáo phận Sài Gòn - Linh mục Hồ Văn
Xuân – Trưởng ban trùng tu cho biết: “Chúng tôi cùng đơn vị thi công đã tính
toán rất kỹ trước khi tiến hành trùng tu, phục chế, sửa chữa để nhà thờ Đức Bà
vẫn giữ được nét nguyên thủy và đảm bảo sự chắc chắn lâu dài cho công trình, để
thế hệ mai sau còn sử dụng, chiêm ngưỡng”.
Việc trùng tu, sửa chữa nhà thờ Đức Bà sẽ mất khoảng
hơn 2 năm (đến cuối 2019 mới hoàn thành) với tổng kinh phí ước tính khoảng trên
100 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách xã hội hóa.
Sau 137 năm hoạt động, nhà thờ Đức Bà trở thành một
công trình tôn giáo, văn hóa - xã hội độc đáo và nổi tiếng ở TP HCM.