Chuyện cảm động về nhà giáo dục nổi tiếng đất Thăng Long

Chuyện cảm động về nhà giáo dục nổi tiếng đất Thăng Long

Trong không khí kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhiều người không khỏi xúc động nghĩ về truyền thống giáo dục của dân tộc. Lịch sử Việt Nam từng chứng kiến biết bao tấm gương người thầy, nhà giáo dục tâm huyết với nghề, trọn nghĩa với đời, trong đó không thể không kể đến nhà giáo dục nổi tiếng đất Thăng Long - ông nghè Nguyễn Văn Lý.

Lễ tổng kết chương trình “triệu cây xanh - vì một việt nam xanh” năm 2023 với nhiều hoạt động bổ ích
TAIWAN EXCELLENCE HOÀN THÀNH CHIẾN DỊCH “TINH PHẨM NÂNG TẦM CHẤT SỐNG”, ĐỒNG HÀNH VÌ CUỘC SỐNG NGUYỆN Ý
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm qua cảnh báo, tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới trẻ em ở khu vực Nam Á.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại: Nga chưa bao giờ nhiều vàng đến thế!

Nguyễn Văn Lý, người xã Đông Tác, huyện Vĩnh Thuận (nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Nội). Ông là cha của cử nhân Nguyễn Hữu Quý, ông nội của Cử nhân Nguyễn Hữu Cầu.

Những người cùng chí hướng gặp nhau

Nguyễn Văn Lý tự là Tuần Phủ, hiệu Chí Đình, Chí Am, Chí Hiên, biệt hiệu Đông Khê. Thừa hưởng truyền thống của dòng họ, ông đã vượt lên hoàn cảnh gia đình sa sút vì cha mẹ ốm nặng kéo dài để học tập. Năm 1825 đỗ Cử nhân, năm 1832 đỗ Tiến sĩ. Từ đấy bắt đầu cuộc đời làm quan khá lận đận của ông nhưng lại có nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục đáng trân trọng.

Trong lúc triều đình nhà Nguyễn coi trọng việc giáo dục, khuyến khích sự phát triển của văn hóa nhưng lại quá sùng bái, rập khuôn nhà Thanh (Trung Quốc) và có nhiều hành động mất lòng dân như xây lại thành Thăng Long để thấp hơn thành Huế và xử tội nhiêu công thần... Những việc làm đó khiến những sĩ phu vốn hiểu rõ và tự hào về lịch sử dân tộc và cố đô Thăng Long đã nhiều đời là trung tâm văn hóa tỏa sáng của nước Đại Việt, không khỏi suy nghĩ.

Đông Tác tiến sĩ Nguyễn Văn Lý.

Tiến sĩ Tân khoa Nguyễn Văn Lý đã có bài thơ cung kính viếng thầy Phạm Lập Trai: "Hành tàng để ý y thùy hội/Sơ văn đương niên thượng hướng luân" (ý sâu xa của lễ hành tàng mấy ai đã hiểu phận con là trò, tới muộn, ít được gần, nay vẫn hướng tới thầy mong được luận cho rõ).

Ảnh minh họa.

Nguyễn Văn Lý đã cùng Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Phạm Sĩ Ái... gặp nhau trong những nghĩ suy về thời cuộc đã mau chóng trở thành những bạn chí thiết cùng chí hướng là làm sao cho ích nước, lợi dân, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc và vai trò trung tâm văn hóa của Thăng Long. Vì vậy, các ông đã lập ra Văn hội Thọ Xương nhằm tập hợp đông đảo trí thức của một huyện nằm gần nội thành để bảo vệ văn hóa Thăng Long.

Khuyến khích giữ gìn truyền thống dân tộc

Văn hội Thọ Xương đã có một số hoạt động khá rõ: Vũ Tông đang làm đốc học Bắc Ninh cáo bệnh về mở trường Hồ Đình ven Hồ Gươm, Nguyễn Văn Siêu mở trường Phương Đình, Cao Bá Quát, Lý Duy Trung, Trần Văn Vi... cũng dạy học.

Sau nhiều năm làm quan lận đận, mùa hè năm 1938, Nguyễn Văn Lý bị ốm xin nghỉ về quê, tháng 5 năm đó ông đã dự lễ khánh thành văn chỉ Thọ Xương, ông chính là tác giả bài ký ghi trên bia đền thờ các tiên hiền huyện Thọ Xương, trong đó có đoạn nói về mục đích xây dựng văn chỉ: "Trên thì noi theo phong độ và ý chí của tiên hiền, dưới thì khuyến khích thế hệ mai sau trau dồi tiến tới.

Trong phạm vi hẹp thì trở thành các vị quân tử trong làng, các vị thầy trong xã, mở rộng ra sẽ là tôn chúa giúp dân". Bài ký ngắn gọn nhưng đã nêu rõ mục đích của các ông là làm sao cho ngày càng có nhiều trường học tốt, nhiều bậc quân tử, văn hội dưới sự lãnh đạo của nhóm các ông và cả sau khi các ông qua đời đã gắng sức thực hiện đúng. Một biểu hiện đáng nêu là năm 1873 khi đốc học Hà Nội Lê Đình Diên bị bọn tay chân Pháp hành hung, Văn hội đã lập ngay nghĩa đoàn 300 người đi đánh chúng.

Với tính năng động và quan hệ rộng, trong hai năm ở Hà Nội, Nguyễn Văn Lý còn có nhiều hoạt động khác, nhất là việc xây dựng Hội Hướng thiện nhưng khi Đại hội thành lập ông phải trở lại Huế, theo lệnh của nhà Vua. Dưới sự lãnh đạo của Vũ Tông Phan và sau là Nguyễn Văn Siêu, Hội đã khuyến khích việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Đặc biệt, Hội đã tôn tạo vùng Bắc Hồ Gươm thành quần thể kiến trúc Ngọc Sơn, một di tích lịch sử - văn hóa tuyệt đẹp (có đài nghiên, tháp bút) đầy ý nghĩa nhân văn giữa Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Được trở về với những người bạn tâm giao

Đầu năm 1841 là Án Sát tỉnh Phú Yên, ông đã làm được khá nhiều việc ích nước, lợi dân. Nhân dân tặng quà, ông đều không nhận nói là để lưu đức trạch với đời cho con cháu. Có lẽ do quá tự tin ở cái tâm của mình nên đã có lúc ông bị kẻ xấu vu oan, ông bị cách lưu vào làm ở Viện Hàn Lâm

Tháng 6 năm Bính Ngọ (1848), ông được minh oan và phục chức, làm Hành tẩu ở Nội các. Điều đáng nói là trong mấy năm đó ông đã hoàn tất việc hiệu đính, bổ sung và viết tựa cho sách có giá trị là Bắc thành địa dư chí lục do Lê Chất khởi xướng. Qua đó có thể đánh giá lòng quả cảm và tâm huyết với việc xây dựng nền Văn hóa dân tộc của ông Nghè Đông Tác Nguyễn Văn Lý.

Cuối năm 1848, ông cáo bệnh xin nghỉ. Trở lại Thăng Long sau nhiều năm xa cách, ông rất đỗi vui mừng vì được gần những người bạn tâm giao và được mở trường dạy học như ông hằng mơ ước: Lỗ Am Vũ Tông Phan và Chí Đình Nguyễn Văn Lý đã trở thành hai ông thầy nổi tiếng thời đó ở Thăng Long - Hà Nội. Tiếng thơm vang xa. Năm 1856, triều đình lại cử ông làm Giáo thụ Phủ Thường Tín rồi làm Đốc học tỉnh Hưng Yên.

Sĩ tử nghe danh kéo đến học rất đông và sau này nhiều người đỗ đạt đã nhớ ơn thầy. Sách Đại Nam thực lục còn chép việc ông xin đặt viên Điền Sứ để khai khẩn 3 vạn mẫu đất mới bồi ở tỉnh Nam Định và đặt 3 đồn binh để ngăn giặc từ biển vào tỉnh Hải Dương. Thật đúng là tinh thần vì nước vì dân không màng danh lợi, không quản tuổi tác.

Tiếng thơm muôn thuở

Cùng với việc giáo dục là những hoạt động không mệt mỏi nhằm giữ gìn phát triển nền văn hóa dân tộc và sự nghiệp trước tác của ông. Nhiều danh sĩ đương thời đã ca ngợi văn thơ của ông, thi sĩ nổi tiếng Tùng Thiện Vương Miên Thẩm nói những lời thật sâu sắc: "Đãi cát mới thấy vàng, đẽo đá mới thấy ngọc. Đây là người đã suy xét đến cùng cực nên thơ văn mới hay mới đẹp như thế".

Hội thảo về Nguyễn Văn Lý năm 1998 đánh giá cao những sáng tác văn học của ông.

Một số tác phẩm của ông có: Chí Am Đông Khê thi tập, Chí Hiên thi thảo, Đông Khê văn tập, các bài tựa cho sách Bắc Thành địa dư chí lục, Phương Sơn từ chí lược... Ngoài ra ông còn biên soạn bộ Thế phả dày 418 trang, viết sách Đông Tác Nghĩa Thị gia huấn, Tự gia yếu ngữ để giáo dục các hậu duệ về sau.

Ông Nghè Đông Tác Nguyễn Văn Lý qua đời năm 1868, thọ 74 tuổi, thi hài phải quàn tại nhà hàng tháng để người các nơi tới viếng. Những câu đối phúng đã đánh giá chân xác về Ông Nghè Đông Tác Nguyễn Văn Lý, người sĩ phu trung tín, đức độ, nổi tiếng. Nhà giáo dục, nhà thơ, nhà văn hóa tài năng đã suốt đời tâm huyết phục vụ, có nhiều cống hiến cho đất nước.

Xin trích một câu đối: "Tích Tuế Tân Cần môn hộ lập/Bình sinh trung tín sĩ phu tri". Vũ Tuấn Sán dịch ý: "Bao năm gian khổ cần lao, dựng nước nhà hưng thịnh/Suốt đời kiên trung tín nghĩa, nổi tiếng giới sĩ phu".    

Theo: MSN

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...