Lý do bạn tuyệt đối không nên đi chân đất
Thói quen đi chân trần có thể khiến bạn bị nhiễm ấu trùng giun, dẫn đến bệnh ấu trùng di chuyển dưới da.
Nhiều người Việt thích đi chân đất song thói quen này dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Dưới đây là ba căn bệnh bạn có nguy cơ mắc phải khi không mang giày.
Bệnh ấu trùng di chuyển dưới da
Ấu trùng di chuyển dưới da là một dạng nhiễm ký sinh trùng, xảy ra do đi chân trần trên đất hoặc cát dính phân chó mèo chứa ấu trùng giun móc. Bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh này, nhất là khi sống ở nơi kém vệ sinh.
Triệu chứng của bệnh ấu trùng di chuyển ở da là ngứa, sưng, nổi ban đỏ hình dải lượn sóng, đau khi bước đi. Hầu hết trường hợp tự khỏi. Đôi khi bác sĩ có thể kê thêm albendazole.
Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)
Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) bị gây ra bởi tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus), xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt hoặc do đi chân đất ở những nơi công cộng như phòng gym, phòng thay đồ.
Mắc MRSA, bệnh nhân thường nổi những cục u nhỏ màu đỏ trông giống mụn nhọt trên da đi kèm tức ngực, khó thở, mệt mỏi, sốt và ớn lạnh, vết thương khó lành. Người bị MRSA cần đi khám ngay để nhận sự trợ giúp kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Một số kháng sinh có thể tiêu diệt MRSA, tuy nhiên những trường hợp nặng sẽ cần phẫu thuật.
Nhiễm nấm
Không mang giày, dép ở những nơi có bào tử nấm trên bề mặt đất như phòng gym, bể bơi khiến bạn dễ nhiễm nấm ở móng chân hoặc da chân. Các triệu chứng bao gồm móng dày, chuyển màu vàng nâu, dễ gãy, biến dạng, bốc mùi hôi và da nổi mẩn, ngứa, đôi khi nổi mụn nhọt.
Không điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm nấm sẽ chuyển nặng, khiến bàn chân trở nên xấu xí. Biện pháp thông thường là sử dụng kem chống nắng hoặc uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
Tốt nhất, để tránh xa bệnh tật, các chuyên gia khuyến cáo bạn luôn đi giày hay sandal. Hạn chế sử dụng dép xỏ ngón bởi không có khả năng bảo vệ cao. Bên cạnh đó, đừng sử dụng thuốc chống côn trùng khi đi ra ngoài và trải khăn trước khi ngồi xuống đất.
Theo suckhoe