Những quy định về cộng đồng LGBT ở Việt Nam và trên thế giới
LGBT là tên viết tắt của đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender). Những thuật ngữ như Gay, Lesbian, Bisexual dùng để mô tả xu hướng tính dục của một người, tức là họ có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục khác với những người dị tính
1. Cộng đồng LGBT được hiểu như thế nào?
Cộng đồng LGBT là cộng đồng của những người có xu hướng tính dục cũng như bản dạng giới khác với những người có xu hướng tính dục và bản dạng giới thông thường. Cộng đồng này bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác như cộng đồng Les, cộng đồng Gay hay cộng đồng người chuyển giới.... Hiện nay, do khoa học giới tính ngày càng phát triển, có nhiều nghiên cứu chứng minh con người còn có đa dạng các xu hướng tình dục hơn nữa chứ không chỉ dừng ở 4 nhóm trên nên cụm từ LGBT ngày nay đã dài hơn thành LGBTQIA, trong đó:
Q - Queer: Queer là những cá nhân có xu hướng tính dục không thuộc các phân loại khác.
I - Intersex: Intersex là từ để chỉ người liên giới tính, những người có đặc điểm giới tính không điển hình là nam hay nữ. Chẳng hạn, một bé trai có dương vật nhỏ hơn kích cỡ trung bình hoặc có một rãnh nhỏ gần giống với âm đạo sẽ được xếp là loại này.
A - Asexual: Asexual (Ace) hay người vô tính là những người không cảm thấy hấp dẫn tình dục với bất kỳ giới tính nào.
LGBT là tên viết tắt của đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender). Những thuật ngữ như Gay, Lesbian, Bisexual dùng để mô tả xu hướng tính dục của một người, tức là họ có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục khác với những người dị tính (hay Straight - những người bị hấp dẫn bởi người thuộc giới tính trái ngược với mình).
Lesbian là nữ giới có xu hướng bị hấp dẫn bởi phái nữ trên phương diện tình dục hoặc tình yêu và không có đặc điểm bên ngoài nào để nhận biết người đồng tính nữ với những người khác.
Giống như lesbian, gay là khái niệm diễn tả xu hướng tình dục (hoặc tình yêu) giữa nam và nam, nam giới bị thu hút về mặt tâm hồn và thể xác bởi người cùng giới.
Tương tự như mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, đồng tính luyến ái cũng bao gồm cả những rung động về mặt cảm xúc chứ không chỉ đơn thuần là tình dục. Điều quan trọng cần phải nhớ, đồng tính không phải là bệnh.
Lưỡng tính là một cách gọi khác của song tính luyến ái, chỉ những người bị hấp dẫn về mặt cảm xúc và tình dục với cả hai giới (nam và nữ). Bisexual sẽ không rõ ràng về việc thích nam hay nữ hơn vì điều đó phụ thuộc vào trái tim và cảm xúc của họ.
Người chuyển giới là khái niệm miêu tả những đối tượng có cơ thể của một giới tính này, nhưng lại cảm thấy rằng họ là người thuộc về giới tính kia, giống như họ được sinh ra vào nhầm cơ thể. Những người chuyển giới thường được xếp vào nhóm giới tính chung với lesbian và gay để xác định những người không cảm thấy họ thuộc vào xu hướng giới tính “thẳng".
Trong trường hợp người chuyển giới mà thực hiện phẫu thuật theo giới tính mong muốn gọi là người chuyển giới đã qua phẫu thuật. Họ quyết định sống theo lối sống, phong cách, xu hướng ăn mặc và hành động thuộc về giới tính thật. Không phải tất cả những người chuyển giới đều muốn qua can thiệp y tế. Tuy nhiên, hầu hết những người chuyển giới đều mong muốn có thể hiện giới phù hợp với bản dạng giới của mình.
2. Cộng đồng LGBT trên thế giới và tại Việt Nam
Cộng đồng LGBT luôn phải chịu sự kỳ thị của xã hội do những khác biệt về xu hướng tính dục của bản thân. Nhiều người thường cho rằng Gay, Les... là một bệnh về tâm thần và cố gắng tìm cách chữa trị bằng các liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, từ năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ đã không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần nữa.
Tại các nước phương Tây những người thuộc cộng đồng LGBT dần được đối xử như những người bình thường, thậm chí, nhiều người còn tham gia vào nhiều hoạt động chính trị, xã hội và có những thành tựu rất nổi bật. Điều này càng ngày càng củng cố thêm nhận thức của con người về LGBT và tiến đến việc tôn trọng, chống lại sự kỳ thị nhắm đến cộng đồng này.
Bên Nước Anh nhiều nhóm cộng đồng LGBT thường thuyên bị hành hung nhục mạ, đôi khi sợ hãi không dám đi ra đườn một mình, luôn phải chịu ám ảnh bởi những người kì thị họ có những hành vi hung hãn xúc phạm danh dự nhân phẩm họ , mặc dù họ cũng là con người làm và đóng thuế đầy đủ cho nhà nước nhưng họ bị đối xử phân biệt đơn cử như việc họ báo cảnh sát về việc bị hành hung nhưng cảnh sát không quan tâm làm ngơ với họ
Còn tại Việt Nam Hiến pháp năm 1992 không được ghi nhận quyền của cộng đồng này những cũng không cấm. Nhìn chung, ở Việt Nam, thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là kỳ thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan tâm. Một tỉ lệ rất nhỏ người dân có thái độ cởi mở với người đồng tính. Nhiều người bắt đầu kêu gọi nên có thái độ cởi mở hơn đối với người đồng tính. Chưa có ghi nhận nào về sự khuyến khích, cổ vũ việc đồng tính luyến ái.Nhiều người cho rằng đồng tính luyến ái là do ảnh hưởng lối sống của phương Tây. Tuy nhiên theo tiến sĩ Blanc, điều này không đúng. Ngoài ra, sự du nhập của đạo Cơ đốc càng làm cho thành kiến đối với người đồng tính càng nặng nề hơn. Hơn nữa, hầu như các nước Đông Nam Á đều có thành kiến nặng nề với người đồng tính trừ Thái Lan, đất nước không bị đô hộ bởi phương Tây trong quá khứ
Nhiều người coi đồng tính luyến ái là không bình thường, thậm chí là bệnh hoạn đặc biệt là ở nông thôn. Hành vi âu yếm của hai người cùng giới có thể làm cho nhiều người cảm thấy ghê tởm. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bị tổn thương, kinh ngạc, giận dữ, mắc cỡ hoặc hoang mang khi biết con mình đồng tính. Một số người tìm cách thay đổi con mình, trong khi một số người khác thì không quan tâm đến con nữa.
Tuy nhiên, một số ít người bắt đầu cho rằng đồng tính luyến ái không phải là bệnh. Thái độ của họ đối với người đồng tính có xu hướng cởi mở hơn. Một số nhà tư vấn tâm lý cũng khuyên mọi người nên có thái độ bình tĩnh, tìm cách thấu hiểu và hỗ trợ khi biết người thân hoặc bạn bè là người đồng tính, đặc biệt là cha mẹ khi biết sự thật về con mình. Cha mẹ cũng cần thời gian để dần dần chấp nhận việc này.
Trong cuộc thăm dò năm 2007 của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với 1 nhóm học sinh cấp 3, với câu hỏi "Người đồng tính luyến ái có xấu hay không?", hơn 80% học sinh trả lời là "không". Các học sinh này giải thích rằng vì đó là quyền tự do của mỗi người hoặc việc là người đồng tính không phải lỗi do bản thân người đó. Khi phát hiện trong lớp có bạn đồng tính, 72% học sinh khẳng định vẫn giữ mối quan hệ bình thường với bạn, kèm theo động viên (34%) và giữ kín bí mật cho bạn (35%), 2% học sinh cảm thấy khinh bỉ và 13% thấy sợ.
Vài chuyên gia tâm lý cho rằng giáo viên cần tôn trọng sự riêng tư của học sinh đồng tính và nên động viên họ để họ không tự đánh giá thấp bản thân, còn cha mẹ của những học sinh này cũng cần được cung cấp kiến thức về vấn đề này để tạo mối quan hệ gần gũi, thông cảm để họ không cảm thấy bị cô lập.
3. Cuộc sống của cộng đồng LGBT
Cuộc sống nội tại, với những chuẩn mực và định kiến "lâu đời" của xã hội, chính những người đồng tính cũng phải trải qua một hành trình khá dài và phức tạp về tâm lý để tự tìm hiểu, nhận định và tự chấp nhận giới tính thật của mình. Tiếp sau đó là sự can đảm trong việc quyết định công khai giới tính (come out) trước người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cuối cùng là bước ra xã hội.
Rào cản khó khăn nhất mà người đồng tính phải vượt qua chính là áp lực dư luận đặt lên những người thân yêu trong gia đình họ, nhất là ba mẹ. Đa phần điều họ quan tâm và băn khoăn nhất, đó là việc sẽ đánh mất gia đình sau khi công khai bản thân. Nhiều người còn lo lắng việc công khai sẽ khiến ba mẹ thất vọng và hạnh phúc gia đình tan vỡ. Vì thế họ chọn việc im lặng và cố gắng sống trong vỏ bọc của một người con "bình thường".
Các teen LGBT đôi khi có thể sẽ nhận ra rằng mình đang phải giả vờ sống trái với cảm xúc thật của mình để có thể “hòa hợp” được với nhóm bạn bè, gia đình hay cộng đồng xung quanh. Đôi khi họ có cảm giác rằng mình đang phải chối bỏ chính bản thân, hay phải đang che giấu một phần con người thật của mình.
Những lo lắng về định kiến xã hội, sợ bị chối bỏ, bị bắt nạt có thể sẽ khiến những người thuộc giới tính thứ ba giữ bí mật về xu hướng giới tính của mình, thậm chí không nói cho bạn bè hay người thân biết về điều đó.
Một số trường hợp đồng tính có thể sẽ chia sẻ về xu hướng giới tính của mình với một vài người bạn thân và các thành viên trong gia đình. Điều này được gọi bằng thuật ngữ “come out” (công khai giới tính và xu hướng tình dục của bản thân với xã hội). Nhiều LGBT đã công khai giới tính thật và được bạn bè, gia đình và cộng đồng xung quanh họ chấp nhận hoàn toàn. Kết quả là, họ cảm thấy rất thoải mái với việc bị hấp dẫn về mặt tình cảm bởi một người nào đó cùng giới tính.Ở Việt Nam dù vẫn chưa được chính thức thông qua về mặt pháp luật nhưng có thể thấy xã hội chúng ta đã có những hoạt động và chiến dịch kêu gọi ủng hộ hết sức ý nghĩa và tích cực cho vấn đề hôn nhân đồng tính những năm gần đây. Vậy, đối với người đồng tính tại Việt Nam, thì việc được gia đình chấp nhận và được sống cùng người mình yêu là điều trân quý hạnh phúc nhất nhưng vẫn còn vấp phải rất nhiều khó khăn.
Ở Việt Nam, mặc dù cũng có những mối quan hệ đồng tính bền lâu, những trường hợp như vậy khá hiếm. Một bài báo cho rằng có những mối quan hệ đồng tính kéo dài nhưng tỉ lệ mối quan hệ hơn 10 năm là thấp. Lý do được đưa ra là ít có ràng buộc chẳng hạn như không có hôn thú, con cái, lại bị lên án hoặc không được công nhận. Một tỉ lệ nhỏ các cặp đồng tính nữ có mối quan hệ lâu bền công khai sống chung. Việc công khai sống chung lâu dài ở đồng tính nam là rất hiếm. Một bộ phận người đồng tính nam lập gia đình với phụ nữ. Những người khác thì chọn cách sống độc thân.
4. Cộng đồng LGBT công khai giới tính của mình được thể hiện như thế nào?
Người đồng tính có ở nhiều tầng lớp khác nhau, làm nhiều nghề khác nhau và có nhiều lối sống khác nhau. Nhiều người đồng tính thành đạt trong công việc. Nhiều bài báo cũng như nghiên cứu, thống kê tập trung vào những người đồng tính có hoạt động tình dục rộng rãi hoặc những người dễ dàng bộc lộ thiên hướng tình dục có thể làm nhiều người đánh giá sai hoặc có ác cảm với người đồng tính nói chung. Việc công khai thiên hướng tình dục của nhiều người là trí thức hoặc có địa vị trong xã hội hoặc ở nhiều tầng lớp, nghề nghiệp, lối sống khác nhau có thể làm cho người ta giảm bớt thành kiến hoặc ít ra có cái nhìn rộng rãi hơn về người đồng tính. Tuy nhiên, khi xã hội còn nhìn nhận đồng tính còn khá khắt khe thì người đồng tính trí thức hoặc có địa vị lại có xu hướng không công khai thiên hướng tình dục của mình. Người đồng tính trẻ ở Việt Nam cũng như ở các nước châu Á rất mong muốn có được một môi trường thân thiện đồng tính như một số nước ở phương Tây.Chỉ một tỉ lệ nhỏ người đồng tính công khai thiên hướng tình dục của mình,trong đó số người được công chúng biết đến công khai rất hiếm.
5. Xu hướng giới tính của mình có được chọn lựa hay không?
Không ai có thể tự lựa chọn giới tính cho mình ngay từ khi lọt lòng mẹ. Xu hướng giới tính chỉ là một phần rất tự nhiên trong bản thân của mỗi con người. Giới tính của mình có thể bị thay đổi do gen do Hormone do yếu tố môi trường do sinh hoạc hoặc do thứ tự sinh .Gen có thể liên quan tới sự hình thành xu hướng tính dục. Nghiên cứu trên một cặp song sinh vào năm 2001 dường như loại trừ gen khỏi nhân tố chính trong khi một nghiên cứu trên một cặp song sinh khác vào năm 2010 cho thấy đồng tính luyến ái được giải thích bởi cả gen và yếu tố môi trường. Tuy nhiên, thiết kế thực nghiệm của các nghiên cứu song sinh hiện có lại khiến việc giải thích chúng trở nên khó khăn.