Thời trang xa xỉ buộc phải dừng việc sản xuất đồ da nếu muốn hướng đến đạo đức đích thực
Một nhà báo nêu rằng, các nhãn hàng xa xỉ đang tiếp tay cho việc tiêu thụ sản phẩm động vật vào lúc mà các nhà khoa học nói rằng chúng ta nên hạn chế sử dụng chúng.
Đối với nhiều thương hiệu thời trang cao cấp, da là động lực quan trọng nhất của doanh thu và lợi nhuận. (Ảnh: Fendi)
Tại Tuần lễ Thời trang Milan tháng 9/2021, Kering - hãng thời trang phân khúc cao cấp trị giá 13 tỉ Euro (20 tỉ Dollar) đứng sau Gucci và Bottega Veneta, thông báo rằng họ sẽ “hoàn toàn không sử dụng da” cho đến cuối năm 2022, theo sau cam kết tương tự của các hãng Michael Kors, Capri Holdings và Chanel vào năm 2017 - 2018.
Tuy nhiên, những thông cáo trên chủ yếu mang tính biểu tượng, là một chiến thắng của các công ty trong việc lừa phỉnh các tín đồ mua sắm trẻ. Họ nghĩ rằng quyết định mua sắm của họ ngày càng ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường và khía cạnh đạo đức – Nhưng thật ra thì họ cũng chả đóng góp gì cho môi trường cả. Khi Gucci thông báo họ sẽ từ bỏ lông thú vào năm 2017, nó đóng góp vào ít hơn 0.2% doanh thu và trong số 6 nhãn hàng thời trang đồ da, chỉ có Saint Laurent và Brioni là khai trừ vật liệu da.
Marie-Claire Daveu, giám đốc của Kering, vạch trần những thông tin truyền thông kia là “Đạo đức xa xỉ”, miêu tả nó cho Vogue Business như “một bước nữa tới cam kết của chúng ta tới an sinh của động vật và song song với cam kết bền vững.”
Một cái nhìn từ bộ sưu tập Xuân / Hè 2022 của Prada. (Ảnh: Prada)
Tuy vậy lệnh cấm không áp dụng với các loại da quý hiếm như cá sấu và rắn, lông cừu (da cừu), có lẽ ảnh hưởng của nó lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh môi trường của tập đoàn sẽ không đáng kể.
Từ bỏ lông thú là điều đúng đắn. Động vật không nên bị nhốt trong lồng và bị sát hại để người giàu có áo lông để mặc. Điều tương tự với những con bò sát bị bắt và nuôi nhốt để da chúng có thể được sử dụng để làm ra giỏ xách và dây nịt.
Nếu Kering thật sự muốn giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến môi trường, cắt giảm trụ cột này của ngành thời trang sẽ là nơi thích hợp để bắt đầu. Công ty tự ước tính rằng, da sử dụng nhiều tài nguyên hơn tất cả các vật liệu khác cộng lại.
Nhưng mà nó là yếu tố mang lại doanh thu và lợi nhuận nhiều nhất cho công ty, và cả lĩnh vực hàng xa xỉ. Nó chịu trách nhiệm cho khoảng phân nửa doanh số của Kering, Hermes và Prada. Chất thay thế nguồn gốc sinh học khá hạn chế, và không giống như da quý và hầu hết các loại lông, da thuộc hầu hết được chấp nhận là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp sản xuất thịt và sữa.
Không giống như da quý và hầu hết các loại lông thú, da thường được coi là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thịt và sữa. (Ảnh: iStock)
Hầu hết các túi xách đắt tiền và giày được làm từ da con bê non, nó mượt hơn và dẻo dai hơn da bò trưởng thành. Bộ da đáng giá khoảng 10-15% của tổng giá trị của 1 con bê khi nó đến nhà mổ - khá đắt, nhưng không đủ để giảm thiểu số lượng bê bị giết nếu nhà sản xuất hàng hiệu bỗng nhiên sử dụng toàn sản phẩm thực vật.
Các nhãn hàng nói rằng da thuộc là 1 lựa chọn “bền vững”: Nếu không thì da thô tạo ra từ sản xuất thịt và sữa sẽ bị thối đến bốc mùi ở bãi rác, tạo ra nhiều khí Mê-tan khi nó phân hủy.
Nhưng Circumfauna, một nhóm nghiên cứu và vận động môi trường, tuyên bố rằng cứ vứt da thô vào bãi rác và tạo ra vật liệu thay thế, ngay cả khi là vật liệu nhựa, cũng còn tốt hơn. Bởi vì lượng năng lượng và hóa chất cần để biến chúng thành giày và túi xách còn gây hại cho môi trường hơn nữa.
Dù sao đi nữa, các nhãn hàng cao cấp đang tiếp tay cho nhu cầu tăng của sản phẩm từ động vật trong lúc các nhà khoa học khuyên chúng ta nên cắt giảm tiêu thụ. Chăn nuôi động vật gây ra khoảng 15-18% tổng lượng khí thải nhà kính, cũng như là sự khổ đau tột cùng của động vật.
Hầu hết các loại túi xách và giày cao cấp được làm từ da của những con bê non, mịn và dẻo hơn da của những con bò trưởng thành. (Ảnh: Tod's)
Có lẽ ngành công nghiệp thời trang nên học tập Volvo, họ thông báo sẽ loại bỏ da thuộc trong xe điện của hãng vào 2030, nhắc đến “tác hại xấu đến môi trường của việc chăn nuôi gia súc, bao gồm cả tàn phá rừng” và mong muốn làm mọi thứ để có thể chấm dứt việc làm hại động vật bằng cách giảm nhu cầu về các loại vật liệu chứa sản phẩm động vật.
Gigi Hadid làm mẫu cho bộ sưu tập Thu/ Đông 2020 của Fendi. (Ảnh: AFP)
Nhìn chung các hãng thời trang xa xỉ đều có quyền lực rất lớn. Nếu như tất cả hoàn toàn hưởng ứng lối sống thuần thực vật, đó sẽ là một bước tiến lớn trong việc thuyết phục cả thế giới ăn ít thịt và sữa. Nó, thật sự là sự “Đạo đức xa xỉ”./.
Theo: Baophapluat