Ảnh: Pexels/Vlada Karpovich
4. NGHE NHẠC
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nghe nhạc có thể giúp bạn tăng lượng dopamine trong cơ thể. Lý giải cho điều này, một số chuyên gia giải thích rằng khi nghe bản nhạc yêu thích, não bộ của bạn sẽ giải phóng dopamine, từ đó giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thư giãn hơn. Không chỉ vậy, nghe nhạc hằng ngày còn giúp bạn cải thiện khả năng tập trung cũng như khiến tâm trạng tích cực hơn.
Bạn nên lựa chọn những thể loại nhạc có thể giúp bạn cân bằng năng lượng cho cơ thể, giúp tinh thần phấn khởi hơn như các bản nhạc có tiết tấu, nhịp điệu nhanh hoặc thể loại nhạc tần số Solfeggio.
5. TẬP THIỀN ĐỊNH
Có thể nói, thiền định là phương pháp giúp bạn tăng cường dopamine vô cùng hiệu quả, vì trong suốt quá trình tập thiền, bạn sẽ xua tan căng thẳng, buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài những lợi ích trên, thiền định còn giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, nhận thức được những cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Điều này giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn và dễ dàng tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, từ đó kích thích sản sinh hormone dopamine.
Thiền định là thói quen có ích cần được duy trì mỗi ngày. Đối với người mới bắt đầu thiền, bạn nên tìm một nơi yên tĩnh, nhắm mắt, tập trung vào nhịp thở của bạn trong khoảng 30 phút và phân tán tư tưởng khỏi những luồng suy nghĩ tiêu cực.
Ảnh: Unsplash/Mathilde Langevin
6. TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng vận động thể chất đóng vai trò then chốt để tăng cường sản sinh dopamine trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Khi thực hiện các hoạt động thể chất, cơ thể sẽ tạo ra endorphin, là một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng giảm đau và mang đến cảm giác hưng phấn. Hormone endorphin sau đó sẽ kích thích các tế bào thần kinh sản xuất dopamine, do đó, người tập thể dục sẽ cảm thấy phấn chấn, tươi tỉnh hơn. Ngoài ra, vận động thể chất còn giúp tăng cường lưu thông máu đến não bộ và cung cấp ôxy cho các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả. Chính điều này sẽ giúp con người cải thiện chức năng nhận thức, đồng thời kích thích sản sinh thêm nhiều hormone dopamine.
7. KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT
Có nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng giữa sức khỏe đường ruột và mức độ dopamine trong cơ thể có mối một mối liên hệ vô cùng mật thiết. Để giải thích cho sự liên kết này, báo cáo khoa học cho thấy đường ruột được xem như “bộ não thứ hai” vì nó chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn có lợi và có hại, ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả sức khỏe tinh thần. Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh vật đường ruột sẽ được cân bằng, các vi khuẩn có lợi sẽ giúp thúc đẩy sản sinh nhiều dopamine hơn và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, lo âu.
Để cải thiện sức khỏe đường ruột bản thân, bạn nhớ bổ sung các loại thực phẩm giúp cung cấp prebiotics và probiotics chẳng hạn như sữa chua, các loại phô mai mozzarella, cheddar, rau xanh, trái cây hay ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng được xem là cải thiện tình trạng dạ dày, vì nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, góp phần cải thiện sức khỏe đường ruột.
Ảnh: Unsplash/Vicky Ng
Ảnh: Unsplash/Monika Grabkowska
Ảnh: Unsplash/Anna Teodoro