Ông chủ của các tập đoàn lớn luôn hoan nghênh nhân viên tăng ca. Ảnh: Sina
Tuy nhiên sếp hoan nghênh văn hoá tăng ca là một chuyện còn nhân viên có muốn hay không là chuyện khác. Những làn sóng phản đối văn hoá 996 và 715 vẫn luôn tồn tại bởi người lao động cho rằng ngoài công việc, họ còn phải dành thời gian cho gia đình, bạn bè hay các hoạt động cá nhân.
Không muốn lãng phí cuộc đời
Lối sống YOLO - You Only Live Once xuất hiện khiến giới trẻ ngày càng ít suy nghĩ về sự nghiệp lâu dài hơn bởi họ tin rằng nếu chỉ sống 1 lần trong đời thì không cần quá đề cao sự cống hiến. Chính vì vậy dù có văn hoá 996 hay 715 họ cũng chẳng để tâm bởi chỉ cần nghỉ việc hoặc tìm công việc khác là xong.
Người trẻ nói chung và Gen Z nói riêng càng ngày càng thoải mái với việc đi làm bởi phần đông đều có nền tảng gia đình cơ bản và không gặp quá nhiều khó khăn trong việc sinh tồn. Chính vì vậy mục tiêu công việc của một số người trẻ có rất nhiều điểm khác biệt so với thế hệ trước.
Gen Z có xu hướng từ chối mục tiêu gắn bó lâu dài với một nơi làm việc. Ảnh: Sina
Mục tiêu nâng cao mà thế hệ nhân viên mới theo đuổi tại nơi làm việc là các kênh thăng tiến cũng như khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai, và họ cần cảm nhận được giá trị của bản thân. Trái lại, chỉ có một phần nhỏ Gen Z sẵn sàng tận tâm với công việc, còn lại ai cũng muốn được nghỉ ngơi và chỉ làm cho đủ sống.
Nhiều người đi làm lâu năm cho rằng không tăng ca sẽ khiến những bộ phận khác bị chậm tiến độ làm việc. Bởi dù sao tăng ca cũng là đôi bên cùng có lợi, ở lại công ty càng lâu, nhân viên sẽ được trả càng nhiều tiền, thậm chí còn được lãnh đạo đánh giá cao.
Nếu như chuông báo hết giờ làm vang lên, cả công ty vẫn miệt mài ở lại tăng ca, thì cũng chỉ có những nhân viên lâu năm cảm thấy xấu hổ nếu một mình ra về. Phần lớn giới trẻ chẳng ngại ngần mà chỉ làm đúng nhiệm vụ của mình, họ không thể bỏ lỡ những buổi hẹn cà phê cuối tuần hay đơn giản chỉ đi shopping sau giờ làm.
Những cuộc cuộc gọi, tin nhắn từ sếp trong ngày nghỉ bị người trẻ ngó lơ. Ảnh: Naver
Trong khi các công ty luôn đề cao sự linh hoạt của nhân viên thì một bộ phận giới trẻ lại phản đối điều đó bằng cách tắt thông báo điện thoại. Theo đó, thói quen tắt thông báo các nhóm chat của công ty ngay sau khi hết giờ làm hoặc ngày nghỉ đã trở thành thói quen của một số bạn trẻ, họ không muốn bị làm phiền hay phải nhận công việc từ trên trời rơi xuống dù đang ở nhà.
Trên lý thuyết, ai cũng đồng ý rằng ngày cuối tuần là ngày nghỉ của nhân viên, nếu đã thỏa thuận rõ trên hợp đồng đây là ngày không phải làm việc, thì họ có quyền không nhận xử lý bất kì công việc gì. Tuy nhiên trong thực tế, dân văn phòng khó có thể nhắm mắt làm ngơ khi công việc có phát sinh bất ngờ.
Khi cấp trên nhắn tin trao đổi công việc, không ít người trẻ vui vẻ tận hưởng cuộc sống màu hồng trong ngày nghỉ. Họ không sợ bị đánh giá vô trách nhiệm bởi hành động coi như không thấy gì luôn có tác dụng.
Trước khi bước chân vào thị trường lao động, nhiều sinh viên đã mơ tưởng về những doanh nghiệp có đãi ngộ tốt, làm việc 8 giờ một ngày, cuối tuần được tụ tập với bạn bè và những ngày lễ Tết vẫn được hưởng 100% lương. Tuy bị vỡ mộng nhưng họ vẫn dành thời gian riêng “trốn việc” và tận hưởng tuổi trẻ
Những sinh viên đại học một ngày nào đó sẽ phải rời ghế nhà trường và đối mặt với “thế giới” công sở tàn khốc, khi ra trường họ sẽ phải đối mặt với áp lực tìm việc. Sau khi tìm được việc thì sẽ còn gặp phải rất nhiều yêu cầu oái ăm khác như giờ tăng ca. Chính vì vậy vậy sinh viên đại học nên chuẩn bị kỹ càng cả về kiến thức cũng như một thái độ tự tin, sẵn sàng đảm nhiệm tốt công việc được giao.
Tăng ca có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực và tiêu cực tuỳ sự tiếp nhận của nhân viên. Ảnh: Baidu
Còn về giờ làm, nhìn từ góc độ tích cực, tăng ca có lợi cho công ty nhưng cũng giúp nhân viên có thêm thu nhập, hoặc nhận được sự tán dương từ đồng nghiệp hay lãnh đạo. Khi một bộ phận người trẻ thực sự không thể hòa nhập với văn hoá tăng ca một cách vô lý tại công ty, họ hoàn toàn có quyền từ bỏ công việc này và tìm kiếm cơ hội khác.