Dior bị tố cáo 'chiếm dụng văn hóa' Trung Quốc

Dior bị tố cáo 'chiếm dụng văn hóa' Trung Quốc

Dior bị nhiều lưu học sinh Trung Quốc biểu tình trước cửa hàng vì cho rằng nhà mốt "chiếm dụng văn hóa".

Làm thế nào để Y2K được hồi sinh đúng cách?
BST Dior xuân-hè 2024: tính nữ trong tinh thần nổi loạn của Maria Grazia Chiuri
“Double belt” – xu hướng thắt lưng đôi đang khuấy động thời trang đường phố
CHÂN VÁY XÁM LEN LỎI ĐƯA PHONG CÁCH “PREPPY” TRỞ LẠI

Theo tờ Guancha ngày 25/7, khoảng 100 du học sinh tại Pháp đứng trước một cửa hàng của thương hiệu, hô bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Trung các câu: "Hãy tôn trọng văn hóa của chúng tôi", "Ngừng chiếm dụng văn hóa".

Ở buổi biểu tình, một số du học sinh mặc "váy mã diện" - loại trang phục điển hình của phụ nữ thời Minh, Thanh. Hồi giữa tháng 7, Dior bị hàng triệu người Trung Quốc tố cáo đạo nhái "váy mã diện". Nhưng trên trang web, nhà mốt giới thiệu đây là "thiết kế mới, mang phom dáng điển hình của Dior". Mẫu váy được hãng bán với giá 29.000 nhân dân tệ (hơn 100 triệu đồng).

Một trong những người biểu tình - nữ sinh họ Lưu - cho biết cô ủng hộ nếu nhà mốt mượn ý tưởng của người khác để thiết kế trang phục nhưng mọi việc phải công khai, không chấp nhận việc chiếm dụng. Cô nói: "Hôm nay Dior chiếm dụng văn hóa Trung Quốc, với sức ảnh hưởng của thương hiệu, nếu chúng tôi không lên tiếng, sau này sẽ không ai biết thiết kế của Dior vốn bắt nguồn từ váy truyền thống Trung Quốc".

Hãng thời trang Pháp sau đó gỡ sản phẩm khỏi trang bán hàng ở Trung Quốc đại lục nhưng không phản hồi sự việc. Trên trang web của hãng ở Đài Loan, Hong Kong, thiết kế vẫn được bày bán. Một số ý kiến cho rằng trong thời trang, trùng lặp ý tưởng, thiết kế là điều thường thấy.

 
Nhiều người Trung Quốc cho rằng mẫu váy của Dior (phải) sao chép váy mã diện. Ảnh: Sina

Nhiều người Trung Quốc cho rằng mẫu váy của Dior (phải) sao chép "váy mã diện". Ảnh: Sina

Một trong những người biểu tình - nữ sinh họ Lưu - cho biết cô ủng hộ nếu nhà mốt mượn ý tưởng của người khác để thiết kế trang phục nhưng mọi việc phải công khai, không chấp nhận việc chiếm dụng. Cô nói: "Hôm nay Dior chiếm dụng văn hóa Trung Quốc, với sức ảnh hưởng của thương hiệu, nếu chúng tôi không lên tiếng, sau này sẽ không ai biết thiết kế của Dior vốn bắt nguồn từ váy truyền thống Trung Quốc".

Người biểu tình mặc váy mã diện trên đường phố Paris. Ảnh: CNA

Người biểu tình mặc "váy mã diện" trên đường phố Paris. Ảnh: CNA

Dior không ít lần bị khán giả Trung Quốc phản đối vì các lý do liên quan văn hóa dân tộc. Cuối năm ngoái, nhà mốt vấp phải chỉ trích khi triển lãm tấm ảnh người mẫu mắt nhỏ, trợn ngược, mặt tàn nhang, môi và mắt đen, móng tay, kiểu tóc lấy cảm hứng thời nhà Thanh. Bức ảnh bị cho thể hiện cách nhìn phiến diện của phương Tây về ngoại hình người Trung Quốc. Sau đó, Trần Mạn - người chụp bức ảnh - xin lỗi khán giả, thừa nhận quan điểm nghệ thuật của cô "chưa chín chắn".

Theo: Vnexpress

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...