Giải Nobel văn chương Bertrand Russell: Bàn về giáo dục và kỷ luật

Giải Nobel văn chương Bertrand Russell: Bàn về giáo dục và kỷ luật

Bertrand Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà toán học, sử học, nhà văn, nhà hoạt động xã hội đã nhận giải Nobel văn chương năm 1950. Ông được xem là người ủng hộ mạnh mẽ cho tự do và hoà bình với nhiều tác phẩm có giá trị. Ông sinh ra tại Monmouthshire trong một gia đình thượng lưu nổi bật ở Anh Quốc thời đó.

8 thực phẩm là “thuốc” tăng miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể tránh xa bệnh tật
11 món đồ bạn không nên làm sạch bằng nước rửa bát
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG MÀU SẮC PHONG THỦY VÀO KHÔNG GIAN SỐNG ĐỂ THU HÚT TÀI LỘC?
NGƯỜI TRẺ “BỎ TRỐN” KHỎI NƠI LÀM VIỆC: TỪ CHỐI CỐNG HIẾN

Dưới đây là tác phẩm khá nổi tiếng của ông với tựa gốc “Giáo dục và kỷ luật” (Education and Discipline)

Bất cứ lý thuyết giáo dục nghiêm túc nào thì cũng phải bao gồm hai phần: một khái niệm về mục đích cuối cùng hay cứu cánh của cuộc sống, và một khoa học về động lực tâm lý, nghĩa là những quy luật của sự thay đổi tư duy. Hai người có quan điểm khác nhau về cứu cánh của cuộc sống thì không thể hy vọng sẽ đồng thuận về giáo dục.

Cỗ máy giáo dục xuyên suốt nền văn minh phương Tây bị thống trị bởi hai lý thuyết mang tính đạo đức: một của Kitô giáo, và một của chủ nghĩa dân tộc. Hai lý thuyết này khi được thực hiện nghiêm túc thì không tương thích, điều này được minh chứng rõ ràng ở nước Đức. Về phần tôi, tôi cho rằng ở nơi mà hai lý thuyết này khác biệt thì Kitô giáo là được ưa chuộng hơn, nhưng ở nơi mà hai lý thuyết này đồng thuận thì cả hai đều là sai lầm.

Khái niệm mà tôi sẽ thay thế, đó là mục đích của giáo dục chính là văn minh, một thuật ngữ mà, tôi muốn nói rằng, định nghĩa của nó có phần thuộc về cá nhân và có phần thuộc về xã hội. Về cá nhân thì nó bao gồm hai phẩm chất thuộc trí tuệ và thuộc đạo đức. Về trí tuệ: là một lượng tối thiểu nhất định của kiến thức tổng quát, của kỹ năng kỹ thuật trong nghề nghiệp chuyên môn, và một thói quen kết luận dựa trên bằng chứng. Về đạo đức là tính công bằng, lòng tốt, và một chút sự tự kiểm soát. Tôi nên thêm một phẩm chất mà không thuộc về đạo đức cũng chẳng thuộc về trí tuệ, nhưng có lẽ thuộc về sinh lý: đó là niềm say mê và niềm vui của cuộc sống.

Trong các cộng đồng, nền văn minh đòi hỏi sự tôn trọng pháp luật, công lý giữa người và người, tôn trọng những mục đích không gây tổn thương lâu dài cho loài người, và sử dụng linh hoạt các phương tiện để đạt mục đích. Nếu những điều này là chủ đích của giáo dục, thì khoa học tâm lý cần trả lời câu hỏi làm thế nào để hiện thực hoá chúng, và cụ thể là, mức độ tự do nào là có khuynh hướng chứng minh hiệu quả nhất.

(Ảnh: Stephanie Rausser)
(Ảnh: Stephanie Rausser)

Về vấn đề sự tự do trong giáo dục, hiện tại có ba trường phái tư tưởng chính, xuất phát một phần từ sự khác biệt về cứu cánh và một phần từ sự khác biệt lý thuyết tâm lý.

Có người nói rằng trẻ em nên hoàn toàn được tự do bất kể chúng hư hỏng ra sao; nhưng có người nói rằng chúng nên hoàn toàn nghe lời người lớn bất kể chúng ngoan ra sao; và có những người nói rằng chúng nên được tự do, và cho dù như vậy thì chúng luôn phải ngoan. Cho dù không hợp lý logic hơn, nhóm thứ 3 vẫn đông hơn; giống như người lớn, nếu tất cả trẻ em được tự do thì không phải tất cả đều có đạo đức tốt.

Niềm tin cho rằng quyền tự do sẽ đảm bảo sự hoàn hảo về đạo đức là một di sản của chủ nghĩa Rousseau, và sẽ gục ngã trước nghiên cứu bất kỳ về động vật và trẻ sơ sinh.

Đối với những người nắm giữ niềm tin này, giáo dục không nên có chủ đích tích cực, mà chỉ nên cung cấp một môi trường thích hợp cho sự phát triển tự phát. Tôi không đồng thuận với trường phái này, vì theo tôi thì nó quá cá nhân chủ nghĩa, và nó rất không quan tâm đến tầm quan trọng của kiến thức. Chúng ta sống trong cộng đồng, đòi hỏi có sự hợp tác, và sẽ là không tưởng nếu chúng ta mong muốn có được tất cả sự hợp tác cần thiết từ những hành động bộc phát.

Một lượng lớn dân số chỉ có thể tồn tại trên một khu vực hạn hẹp nhờ có khoa học và kỹ thuật; do đó giáo dục phải chuyển giao lượng tối thiểu những kiến thức này. Những nhà giáo dục cho phép sự tự do nhiều nhất là những người đi đến thành công nhờ lòng nhân từ, sự tự kiểm soát, và trí thông minh được đào tạo, những điều khó có thể tồn tại nếu cảm hứng không được kiểm soát; vì thế mà thành quả của họ khó có thể lâu dài nếu phương pháp của họ không bị pha loãng. Giáo dục, được nhìn từ góc độ xã hội, phải là một cái gì đó tích cực hơn chứ không chỉ là một cơ hội để tăng trưởng. Tất nhiên nó phải thoả mãn điều này, nhưng nó cũng phải cung cấp một sự chuẩn bị về tinh thần và đạo đức mà trẻ em không thể tự thân tiếp thu hoàn chỉnh.

Những luận điểm ủng hộ tự do trong giáo dục bắt nguồn không phải từ lòng tốt tự nhiên của con người, mà từ những tác động của sự áp đặt, cả trên những người chịu đựng nó và những người thực thi nó. Những người bị trị thì trở nên phục tùng hoặc nổi loạn, và mỗi thái độ đều có những nhược điểm của nó.

Việc phục tùng làm mất đi óc sáng tạo cả trong suy nghĩ và hành động; hơn nữa, cơn giận dữ sinh ra từ cảm giác bị đè đầu cưỡi cổ thường tìm một lối thoát bằng việc bắt nạt những kẻ yếu thế hơn. Đó là lý do tại sao các tổ chức độc tài tạo ra một vòng luẩn quẩn: người đàn ông bị cha mình bạo hành sẽ đối xử tương tự với con trai mình, và sự uất hận mà ông ta phải chịu đựng khi học ở trường sẽ truyền sang cho người dân khi ông ta trở thành người xây dựng chính quyền. Do đó, cơ chế giáo dục độc đoán quá mức sẽ biến học sinh thành những kẻ “độc tài” nhút nhát, không có khả năng hoặc không thể chấp nhận sự sáng tạo trong lời nói hoặc hành động của người khác. Hậu quả đối với các nhà giáo dục còn tồi tệ hơn nữa: Họ có xu hướng trở thành những người thích giữ kỷ luật một cách độc ác, chỉ quan tâm tới việc làm học sinh khiếp sợ hơn bất cứ thứ gì khác. Khi những người này đi truyền dạy kiến thức, học sinh của họ sẽ học được sự sợ hãi, điều mà tầng lớp thượng lưu của Anh cho là một phần của bản chất con người, nhưng thực ra lại là sự căm ghét được che đậy khéo léo của những nhà mô phạm độc đoán.

Ở thái cực còn lại, sự nổi loạn có thể là cần thiết, nhưng khó khó có thể công bằng với những gì đã tồn tại. Hơn nữa, có rất nhiều cách nổi loạn, và chỉ có một thiểu số nhỏ trong số này là khôn ngoan. Galileo là một người nổi loạn và khôn ngoan; những người tin vào học thuyết trái đất phẳng cũng là những người nổi loạn, nhưng là những kẻ ngốc.

Sẽ rất nguy hiểm với khuynh hướng cho rằng việc chống lại những kẻ độc đoán là điều đáng khen và rằng những ý kiến bất thường chắc chắn sẽ đúng đắn: đi đập vỡ trụ đèn hoặc khăng khăng Shakespeare không phải là nhà thơ thì chẳng có gì hữu ích cả.

Tuy nhiên, sự phản kháng quá mức thường là kết quả của sự áp đặt quá mức đối với những học sinh hung hăng. Và khi những người nổi loạn trở thành nhà giáo dục thì họ sẽ khuyến khích sự phản kháng ở học sinh của mình, đồng thời họ cũng đang cố gắng tạo ra một môi trường hoàn hảo cho các học sinh, mặc dù hai mục tiêu này là khó lòng tương thích.

Những điều chúng ta muốn không phải sự phục tùng cũng chẳng phải sự nổi loạn, mà là bản chất tốt đẹp, sự thân thiện rộng rãi đối với con người và những ý tưởng mới. Những phẩm chất này một phần là nhờ vào những nguyên nhân mang tính tự nhiên mà những nhà giáo dục lỗi thời không chú ý tới. Nhưng thực ra những phẩm chất đó phần nhiều là nhờ vào việc thoát khỏi cảm giác bất lực ức chế khi những cảm hứng sống bị cản trở.

Để trẻ nhỏ lớn lên trở thành người thân thiện thì trong hầu hết các trường hợp, chúng cần cảm thấy sự thân thiện trong môi trường của chúng. Điều này đòi hỏi phải có một sự đồng cảm nhất định với những khát khao quan trọng của đứa trẻ, chứ không chỉ đơn thuần là cố gắng rèn luyện trẻ vì một mục đích trừu tượng nào đó như là vinh quang của Chúa hoặc sự vĩ đại của quốc gia. Và trong giảng dạy, cần làm hết sức để khiến cho học sinh cảm thấy rằng những gì được dạy thật đáng quý. Khi học sinh sẵn lòng cộng tác thì các em có thể học nhanh gấp đôi và giảm một nửa mệt mỏi. Tất cả những điều này là những lý do hợp lý để cho trẻ nhiều tự do trong học tập.

(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)

Tuy nhiên cuộc tranh luận rất dễ bị đẩy đi quá xa. Việc trẻ em nên tiếp thu những nét đặc trưng của giới quý tộc để tránh có những thói xấu của kẻ phục tùng là không cần thiết. Biết quan tâm đến người khác, không chỉ trong các vấn đề lớn mà còn trong những điều nhỏ nhặt hàng ngày, chính là một yếu tố cốt lõi của nền văn minh, mà không có nó thì cuộc sống này khó mà chịu đựng nổi. Không phải tôi đang nói về hình thức đơn thuần của phép lịch sự, như là nói “xin vui lòng” và “cảm ơn”: những cách ứng xử lịch thiệp được thực hiện đầy đủ nhất trong cộng đồng hoang sơ, và bị mất dần với mỗi bước tiến của nền văn minh nhân loại. Tôi đang nói về sự sẵn lòng gánh vác công việc, giúp đỡ những điều nhỏ nhặt để đưa các vấn đề rắc rối trở lại cân bằng. Bản thân lý tính chính là một hình thức của lịch sự. Và việc tạo cho một đứa trẻ cảm giác của sự toàn năng, hoặc niềm tin rằng người lớn tồn tại chỉ để chăm chút niềm vui cho trẻ nhỏ, là không cần thiết. Và những người phản đối sự tồn tại của người giàu rảnh rỗi thì khó mà có thể nhất quán khi nuôi dạy con cái khi không có nhận thức rằng lao động là quan trọng, và không có những thói quen tạo điều kiện cho sự tiến bộ liên tục.

Trên thực tế có một mối quan ngại khác mà một số người ủng hộ sự tự do ít coi trọng. Trong cộng đồng những đứa trẻ, nếu không có sự can thiệp của người lớn thì sẽ xảy ra việc đứa khỏe bắt nạt đứa yếu hơn, thậm chí có khuynh hướng tàn bạo hơn nhiều so với người lớn. Nếu để 2 đứa trẻ mới 2-3 tuổi chơi một mình với nhau, thì sau một vài lần giằng co chúng sẽ biết được đứa nào là kẻ chiến thắng, còn đứa kia sẽ trở thành nô lệ. Trong một nhóm đông trẻ em, một hoặc hai đứa sẽ nắm quyền làm chủ hoàn toàn, còn những đứa khác có ít quyền tự do hơn so với chúng đáng có nếu người lớn can thiệp để bảo vệ những đứa yếu hơn và nhu mì hơn. Đối với hầu hết những đứa trẻ thì sự quan tâm đến người khác thường không phát sinh một cách tự phát, mà phải được dạy bảo, và khó lòng dạy được chúng nếu người lớn không áp đặt. Đây có lẽ là luận điểm quan trọng nhất để phản đối việc loại bỏ vai trò của người lớn.

Tôi không cho rằng các nhà giáo dục có thể giải quyết được vấn đề nan giải: kết hợp sự tự do như mong muốn cùng với giáo dục đạo đức ở mức tối thiểu.

Người ta phải thừa nhận rằng giải pháp đúng đắn đã bị các bậc cha mẹ làm cho bất khả thi trước khi đứa trẻ được đưa đến trường. Giống như những nhà phân tâm học kết luận từ kinh nghiệm lâm sàng rằng tất cả chúng ta đều tâm thần, giới chức trách ở các trường học hiện đại, qua việc tiếp xúc với những học sinh bị cha mẹ làm hư hỏng, đã kết luận rằng tất cả những đứa trẻ đều “khó bảo” và tất cả phụ huynh đều hoàn toàn ngu ngốc. Những đứa trẻ trở nên ngỗ ngược do sự áp đặt của cha mẹ (mà thường dưới hình thức của tình cảm ân cần) ít nhiều cần một khoảng thời gian hoàn toàn tự do trước khi chúng thôi nghi kỵ người lớn. Nhưng những đứa trẻ được đối xử phù hợp ở nhà thì có thể chấp nhận những sự áp đặt nhỏ nhặt, miễn là chúng cảm thấy đó là quan trọng và vì lợi ích của chúng. Người lớn mà quý trẻ em, và không cảm thấy mệt mỏi tinh thần khi ở cùng trẻ em, có thể giữ kỷ luật rất tốt mà vẫn có được tình cảm thân thiện của học sinh.

Tôi cho rằng những nhà lý luận giáo dục hiện đại dường như quá coi trọng mặt tiêu cực của việc không can thiệp vào cuộc đời đứa trẻ, nhưng lại ít quan tâm đến mặt tích cực của việc bầu bạn với chúng. Nếu bạn thích trẻ em như kiểu người ta yêu thích ngựa hoặc chó thì chúng sẽ có khuynh hướng đáp lại những đề xuất của bạn và chấp nhận sự cấm đoán, có lẽ với chút càu nhàu vui tính nhưng không oán giận. Thật là vô ích khi yêu quý trẻ em theo kiểu coi chúng là nơi để ngấu nghiến các bài giảng giá trị xã hội, hoặc tương tự, như một lối thoát để thỏa mãn thói áp đặt quyền lực của người lớn. Ngược lại, khi sự quan tâm của bạn dành cho đứa trẻ xuất phát từ suy nghĩ tư lợi như đảng của bạn sẽ có một lá phiếu bầu từ nó hay đứa trẻ sẽ phải hy sinh thân thể cho nhà vua, đất nước, thì đứa trẻ sẽ không cảm thấy biết ơn.

Sự quan tâm đúng đắn dành cho trẻ em phải là ở những khoảng khắc vui thích xuất phát tự nội tâm mà không có bất cứ mục đích ẩn giấu nào.

Những giáo viên mà có phẩm chất này hiếm khi cần phải can thiệp vào sự tự do của những đứa trẻ, nhưng khi cần, họ có thể làm thế mà không gây tổn hại tâm lý cho trẻ.

Thật không may, với những giáo viên phải ôm đồm quá nhiều việc thì quả thật không cách nào duy trì sự quan tâm bản năng này dành cho trẻ. Cuối cùng họ sẽ sinh ra cảm giác, nói theo cách chơi chữ thì giống như một người học việc làm mứt kẹo đối với bánh macaron, tức là chán nản và mệt mỏi. Tôi không nghĩ rằng giáo dục đáng nên là một nghề toàn thời gian của bất cứ ai: mỗi người thầy nên chỉ dành nhiều nhất 2 giờ đồng hồ với lũ trẻ, và thời gian còn lại thì làm việc khác mà không có mặt chúng. Xã hội hiện tại khiến việc quản lý trẻ em rất mệt mỏi, đặc biệt khi kỷ luật nghiêm khắc không thể áp dụng. Sự mệt mỏi này cuối cùng sẽ khiến người thầy tức giận. Sự tức giận đến một lúc sẽ tự bộc lộ ra bằng bất cứ cái lý thuyết nào mà người thầy đang cáu bẳn tin vào. Sự giáo dục thân thiện cần có lại không thể duy trì chỉ bằng sự tự kiềm chế. Nhưng ở những nơi nó tồn tại, không cần thiết phải thiết lập quy tắc trừng phạt những đứa trẻ “nghịch ngợm” như thế nào, bởi vì những kích thích bản năng thường có khuynh hướng dẫn tới quyết định đúng đắn, và hầu như bất cứ quyết định nào cũng đúng đắn nếu đứa trẻ cảm thấy rằng bạn yêu thích nó. Với giáo dục trẻ nhỏ, thì luật lệ nào, dù khôn ngoan đến đâu cũng không thay thế được sự yêu mến và khéo xử sự.

Nguồn: Daikynguyen

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...