Hành trình khai phá ngành coach của VCI

Hành trình khai phá ngành coach của VCI

Mười năm trước, khi coaching (huấn luyện, khai vấn) còn khá xa lạ tại Việt Nam nhưng Coach Trần Tiến Công vẫn quyết tâm dấn thân vào nghề và lập nên Vietnam Coaching Institute (VCI).

Nhu cầu tiêu dùng gặp khó khăn trong bối cảnh giá cả lĩnh vực xa xỉ tăng vọt
Làm thế nào để Y2K được hồi sinh đúng cách?
BST Dior xuân-hè 2024: tính nữ trong tinh thần nổi loạn của Maria Grazia Chiuri
“Double belt” – xu hướng thắt lưng đôi đang khuấy động thời trang đường phố

Mười năm đau đáu với nghề, Coach Trần Tiến Công có một danh sách những khách hàng (coachee) và học viên đến từ nhiều vị trí, ngành nghề, trong đó đa phần là quản lý cấp cao, có người là giám đốc điều hành của công ty đa quốc gia. Rất nhiều lãnh đạo đã phản hồi rằng, coaching không những đã giúp họ thay đổi cách thức giao tiếp, điều hành, làm việc, mà còn thấu hiểu đội ngũ, cân bằng cuộc sống và gia đình.

Hỏi vì sao người lãnh đạo cần coach cho nhân viên thay vì ra lệnh, việc huấn luyện và khai vấn sẽ tạo ra ảnh hưởng khác biệt như thế nào, Coach Trần Tiến Công chia sẻ: “Theo tôi, coaching mang tính truyền cảm hứng nên không chỉ là tập trung vào giải pháp hay kinh nghiệm. Nghệ thuật coaching đến từ việc mình biết lắng nghe cũng như quan tâm đến mục tiêu của người khác. Người lãnh đạo coach nhân viên để người ấy có thể chia sẻ những thách thức trong công việc và có thể cả ước mơ, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Kỹ năng khai vấn giúp người lãnh đạo kết nối với chiều sâu tiềm thức của mỗi người, thay vì chỉ nói với họ phải hay nên làm như thế nào. Người lãnh đạo sẽ giúp nhân viên nhận ra được khả năng của mình, từ đó họ có thể đóng góp cho doanh nghiệp nhiều nhất. Tôi nghĩ đó là lý do mà khai vấn khác với mentoring (cố vấn hay hướng dẫn, cầm tay chỉ việc). Coaching mang tính truyền cảm hứng hơn là vì thế”.

Coach Trần Tiến Công (đứng giữa)

Coach Trần Tiến Công (đứng giữa)

Theo Coach Trần Tiến Công, nhiều lãnh đạo hiện nay bị chi phối quá nhiều bởi KPI (Key Performance Indicator - chỉ số đánh giá hiệu quả công việc) dẫn đến áp lực. Do đó, khi áp dụng leadership coaching style (phong cách lãnh đạo huấn luyện), người lãnh đạo đã “cho phép” nhân viên tự tìm giải pháp, cách thức tối ưu để thực hiện công việc. Chính vì thế, họ không phải “dõi theo” nhân viên quá sát sao. Bên cạnh đó, trong quá trình coaching, họ tin tưởng nhân viên nhiều hơn, nhân viên làm việc gắn kết hơn dẫn đến hiệu quả công việc tăng. Lúc này, thay vì tập trung vào KPI thì các nhà lãnh đạo tập trung nhiều hơn vào yếu tố con người. 

Hơn nữa, một người khai vấn, nhất là người lãnh đạo, nên có kỹ năng tạo dựng sự kết nối, tức là khiến người khác cảm thấy tin tưởng. Có rất nhiều yếu tố xây đắp nên sự tin tưởng và an tâm trong quá trình đồng hành giữa coach và coachee. Tuy nhiên, ngay từ xuất phải điểm, người coach phải tin tưởng trọn vẹn vào coachee, khi đó coachee mới mở lòng với mình. Giữa sếp và nhân viên cũng vậy. Khi nhân viên không đồng hành cùng sếp với tâm thế thoải mái mà nghĩ rằng mình sắp bị “chỉnh” hay “hàn gắn” thì họ rất khó phát huy hết tiềm năng. Ngược lại, nếu họ nghĩ rằng, sếp đang lắng nghe mình, dành sự chú tâm, hỗ trợ cho mình, họ có thể thiết lập và quyết định mọi thứ và như vậy kỹ năng của nhân viên sẽ phát triển tốt hơn. Đó là lý do vì sao khi lãnh đạo áp dụng phong cách coaching thì đem lại kết quả cao hơn trong công việc cũng như cuộc sống của cả họ lẫn nhân viên.

Coaching không phải là “fixing” (sửa chữa) người khác. Không nên “dẫn dắt” suy nghĩ của người khác, điều cần làm là tạo ảnh hưởng tích cực thông qua các câu hỏi để họ tự định liệu. Với tư cách là một người coach, hay là một người có tư duy leadership coaching style, hãy lắng nghe, kết nối, tin tưởng và tôn trọng sự sáng suốt của những người xung quanh, bởi họ có sức mạnh nội tại. Họ tự mình thiết lập mục tiêu cuộc đời và tự khám phá ra nội tại con người mình. Điều này cũng đồng thời làm giảm áp lực của người lãnh đạo trong cuộc sống gia đình và giao tiếp xã hội, mang đến sự tự do và thoải mái hơn.

“Hiện nay, coach đã trở thành một nghề chính thống với đội ngũ chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế, ngày càng đông. Tôi hy vọng trong tương lai gần, nghề coach sẽ là một nghề có “mã ngành” chính thức”, Coach Trần Tiến Công khẳng định.  “Với VCI, chúng tôi có tầm nhìn sẽ trở thành một tổ chức đào tạo coach phát triển ra khu vực và thế giới trong thời gian tới. Xa hơn thì tôi muốn đưa coaching vào hệ đào tạo chính thức trong các nhà trường. Đồng thời, coaching cũng xứng đáng được là một bộ môn được giảng dạy trong các trường đại học, để các thế hệ tiếp theo có thể lựa chọn phát triển và coach thực sự là “một nghề của yêu thương”. Tôi viết cuốn sách Hành trình trở thành coach chuyên nghiệp được xuất bản trong nước và chuyển ngữ ra tiếng Anh, bán trên Amazon là cũng vì muốn truyền cảm hứng và giúp định hướng tốt hơn kỹ năng cho người học”.

Theo: DNSG

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...