Nobel Văn chương 2021 thuộc về nhà văn người Tanzania Abdulrazak Gurnah

Nobel Văn chương 2021 thuộc về nhà văn người Tanzania Abdulrazak Gurnah

Giải Nobel văn chương 2021 được nhiều người trông đợi không chỉ bởi đây là giải thưởng danh giá nhất nhì hành tinh, mà còn vì lời cam kết “đa dạng hóa” giải thưởng này của Viện Hàn lâm Thụy Điển.

8 thực phẩm là “thuốc” tăng miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể tránh xa bệnh tật
11 món đồ bạn không nên làm sạch bằng nước rửa bát
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG MÀU SẮC PHONG THỦY VÀO KHÔNG GIAN SỐNG ĐỂ THU HÚT TÀI LỘC?
NGƯỜI TRẺ “BỎ TRỐN” KHỎI NƠI LÀM VIỆC: TỪ CHỐI CỐNG HIẾN

Ngày 7.10, Abdulrazak Gurnah, vị tiểu thuyết gia người Tanzania đã được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn học 2021. Đây là cái tên gây bất ngờ, khi trước đó nhiều người dự đoán giải thưởng cao quý này sẽ gọi tên Ngugi wa Thiong’o, Annie Ernaux, hoặc Haruki Murakami.


Theo Viện hàn lâm Thụy Điển, nhà văn Abdulrazak Gurnah được vinh danh bởi “sự thâm nhập không khoan nhượng và đầy lòng trắc ẩn về những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa.”

Nhà văn Abdulrazak Gurnah. Ảnh: Getty Images

Ông Gurnah sinh năm 1948 trên đảo Zanzibar (thuộc Tanzania) ở Ấn Độ Dương, nhưng đến Anh tị nạn vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước.

Từ năm 1980 đến năm 1982, ông Gurnah giảng dạy tại Đại học Bayero Kano ở Nigeria. Sau đó, ông chuyển đến Đại học Kent (Anh), lấy bằng Tiến sỹ năm 1982. Hiện ông giữ học hàm Giáo sư.

Ông có nhiều bài viết liên quan đến chủ nghĩa thực dân, các quốc gia ở vùng châu Phi thời kỳ hậu thuộc địa. Ông dành nhiều thời gian nghiên cứu các công trình về văn học châu Phi.

Bắt đầu sáng tác từ năm 21 tuổi trong khi lưu vong, các tác phẩm của Gurnah được viết bằng tiếng Anh dù tiếng Swahili là tiếng mẹ đẻ của ông. Đến nay, ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết và một số truyện ngắn, với chủ đề xuyên suốt là cuộc sống của những người tị nạn.

Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm tiểu thuyết “Paradise” (phát hành năm 1994) – lọt vào danh sách đề cử cuối cùng của hai giải thưởng danh giá là giải Booker và Whitbread Prize, “Desertion” (2005) và “By the Sea” (2001) – vào danh sách rút gọn của giải Los Angeles Times Book Award.

Các nhân vật của Gurnah bị kẹt giữa các nền văn hóa và lục địa, và luôn sống trong trạng thái không an toàn mà họ không bao giờ có thể giải quyết được, phải liên tục thay đổi để thích nghi với môi trường mới, dung hòa giữa cuộc sống mới và quá khứ.

Huy chương Nobel được trao cho người có thành tựu văn chương xuất sắc nhất. Ảnh: AP

Lễ công bố Nobel văn chương 2021 diễn ra vào 18h chiều nay (giờ Việt Nam), với nhiều kỳ vọng lẫn nghi ngại của nhiều người xoay quanh lời hứa “mở rộng” địa lý và đa dạng giới tính của Viện Hàn lâm Thụy Điển.

Trong lịch sử 120 năm tồn tại của giải Nobel văn chương, có đến 95 văn sĩ đoạt giải là người châu Âu hoặc Bắc Mỹ, chiến đến hơn 80%, theo Hãng tin AFP. Pháp là nước sở hữu nhiều giải Nobel văn chương nhất với 15 huy chương.

Thêm vào đó, trong số 117 cá nhân được vinh danh thì chỉ có 16 người là phụ nữ.

Viện Hàn lâm Thụy Điển nhiều lần khẳng định tiêu chí chọn ra người đoạt giải chỉ là dựa trên văn chương mà thôi chứ hoàn toàn không liên quan gì đến quốc tịch của tác giả.

Tuy nhiên, một bê bối quấy rối tình dục dẫn đến việc hoãn trao giải vào năm 2018 đã khiến Viện Hàn lâm phải lên tiếng rằng sẽ điều chỉnh các tiêu chí của mình theo hướng đa dạng địa lý và giới tính hơn.

“Trước đây, chúng tôi đã có quan điểm văn chương thiên châu Âu hơn, và bây giờ chúng tôi đang nhìn ra toàn thế giới”, người đứng đầu Ủy ban Nobel Anders Olsson từng phát biểu năm 2019.

Ủy ban Nobel văn chương thường bao gồm 4-5 thành viên, chịu trách nhiệm đánh giá các đề cử và trình bày các khuyến nghị của mình cho Viện Hàn lâm Thụy Điển để chọn ra người được trao giải.

Giải thưởng bị hoãn năm 2018 cuối cùng trao cho nữ tiểu thuyết gia người Ba Lan Olga Tokarczuk. Nữ thi sĩ người Mỹ Louise Gluck là cái tên được vinh danh năm 2020.

Năm nay, có nhiều gợi ý cho người sẽ là người phụ nữ thứ 17 đoạt giải trong lịch sử như Joyce Carol Oates và Joan Didion (Mỹ), Anne Carson (Canada), Lyudmila Ulitskaya (Nga), Can Xue (Trung Quốc), Maryse Conde và Annie Ernaux (Pháp), và nữ tiểu thuyết gia có bút danh Elena Ferrante (Ý).

Tuy nhiên, lời hứa về sự đa dạng địa lý cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Người đoạt giải gần đây nhất không phải là người châu Âu hay Mỹ là Mo Yan của Trung Quốc, vào năm 2012.

Nobel văn chương là 1 trong 6 giải Nobel được nhà phát minh thuốc nổ và doanh nhân người Thụy Điển Alfred Nobel sáng lập và tài trợ. Các giải Nobel khác về y sinh, vật lý, hóa học, văn học, hòa bình, và kinh tế đã và sắp được trao lần lượt vào các ngày 4-10, 5-10, 6-10, 8-10 và 11-10.

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...