Tàu vũ trụ Trung Quốc đổ bộ thành công lên mặt tối của Mặt trăng
Ngày 3/1, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, tàu thám hiểm mặt trăng Chang'e-4 đã chạm xuống Mặt trăng lúc 10h26 sáng cùng ngày.
Tàu thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc bao gồm trạm đổ bộ và máy bay, đã được phóng vào ngày 8/12/2018 bởi tên lửa Long March-3B từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Tàu vũ trụ đã giảm tốc và đi vào quỹ đạo mặt trăng vào ngày 12/12/2018, hoàn thành một bước quan trọng trên con đường thực hiện cuộc đổ bộ mềm đầu tiên xuống mặt tối của Mặt trăng.
Mặt tối của Mặt trăng là phần không nhìn thấy được từ Trái đất do chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất xoay quanh trục giống hệt nhau. Chúng ta chỉ có thể quan sát được một bán cầu của Mặt trăng từ Trái đất tại bất kỳ điểm nào.
Hình ảnh đầu tiên trên thế giới về mặt tối của Mặt trăng được chụp vào ngày 7/10/1959 bởi trạm du hành vũ trụ Luna-3 của Liên Xô. Cho đến ngày nay, chưa có tàu vũ trụ nào từ Trái đất đến được mặt tối của Mặt trăng.
Tàu thám hiểm Mặt trăng Chang'e-4 của Trung Quốc được đặt theo tên của nữ thần Mặt trăng trong thần thoại Hy Lạp, có quy trình bao gồm ba giai đoạn: quay quanh quỹ đạo, hạ cánh và trở về Trái đất. Giai đoạn đầu tiên và thứ hai đã được hoàn thành. Thành phần của Chang'e-4 bao gồm một trạm đổ bộ mặt trăng và một máy bay thăm dò.
Hạ cánh xuống mặt tối của Mặt trăng sẽ khiến tàu vũ trụ bị tách khỏi Trái đất, khi đó, nó không thể liên lạc trực tiếp với hành tinh của chúng ta. Đó là lý do tại sao vệ tinh chuyển tiếp đặc biệt có tên Quế Kiều sẽ chịu trách nhiệm truyền tín hiệu giữa trạm Trái đất với tàu đổ bộ và máy bay của Change-4.
Nếu nhiệm vụ này thành công, các nhà khoa học sẽ có cơ hội khám phá môi trường của Mặt trăng, đây sẽ là một bước tiến lớn không chỉ đối với Trung Quốc mà cả thế giới.
Hiện tại, các nhà khoa học trên thế giới có rất ít thông tin về điều kiện địa chất và điện từ trên mặt tối của Mặt trăng.
Theo: Daidoanket