Thầy giáo vùng biên thu tiền tỉ mỗi năm nhờ khởi nghiệp với món me ngào bình dân

Thầy giáo vùng biên thu tiền tỉ mỗi năm nhờ khởi nghiệp với món me ngào bình dân

Lâu nay nhiều người vẫn nghĩ, me là một loại quả quê mùa, ít có giá trị kinh tế, chỉ được người dân trồng trước ngõ, cặp bờ rào... để làm gia vị, nguyên liệu trong nấu nướng. Nhưng với việc sáng tạo dòng sản phẩm me ngào đa dụng, anh Lê Văn Lộc Kiền (SN 1983) ở xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng đã thu về hơn tỉ đồng mỗi năm cho gia đình.

Làn sóng khởi nghiệp mới từ cuộc thanh lọc nhân sự của Big Tech
3 startup giành vé vào 100+ Accelerator
Đưa “rác” đến nông trại và bàn ăn
Xây dựng các trường đại học khởi nghiệp

Về cơ duyên gắn bó với nghề “tay trái”, anh Lê Văn Lộc Kiền tâm sự: “Từ nhiều năm qua, gia đình tôi gắn bó với nghề thu mua và phân phối sản phẩm me khô tại địa phương. Cứ khoảng tháng Chạp âm lịch hằng năm, khi những trái me trên cây bắt đầu chín rộ là gia đình tôi lại vào mùa làm việc. Trung bình mỗi năm, gia đình tôi thu mua và cung cấp trên 15 tấn me khô nguyên liệu cho nhiều chợ truyền thống ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, do không sử dụng chất bảo quản nên hầu như sản phẩm me khô của gia đình chỉ bảo quản được khoảng 5 - 6 tháng là bắt đầu chuyển sang màu đen, khiến cho sản phẩm me khô không bắt mắt gây khó khăn trong việc tiêu thụ. Xuất phát từ thực tế đó, khoảng năm 2019, tôi và gia đình bắt đầu nghiên cứu công thức chế biến để có thể bảo quản sản phẩm me lâu hơn. Sau hơn 1 năm nghiên cứu và bỏ đi không biết bao nhiêu mẻ me ngào, đến khoảng đầu năm 2020, sản phẩm me ngào đa dụng của gia đình mới thật sự thành công với chất lượng ổn định”.

Mặc dù sản xuất thành công sản phẩm me ngào đa dụng, nhưng đây là sản phẩm còn khá mới nên thời gian đầu, anh Kiền vẫn khá e dè để phát triển thương mại cho sản phẩm. Những mẻ me đầu tiên, anh chỉ đem biếu tặng những khách hàng cung cấp me nguyên liệu cho gia đình và một số bạn bè thân thiết. Sau thời gian nhận được sự phản hồi tích cực từ đối tác và bạn bè, năm 2020 anh mới mạnh dạn khởi nghiệp với dòng sản phẩm me ngào đa dụng và thành lập Cơ sở sản xuất Tân Hồng (xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng).

Để ngày càng có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm mới, là giáo viên, sau giờ dạy ở trường, anh Kiền lại bắt đầu hành trình đi tiếp thị sản phẩm của mình. Anh Kiền đem sản phẩm kí gửi tại các tiệm tạp hóa ở địa phương, tiếp thị sản phẩm tại nhiều chợ truyền thống của huyện Tân Hồng. Do chưa có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm me ngào đa dụng nên thời gian đầu, trung bình mỗi tháng, anh chỉ bán được từ vài chục đến khoảng hơn 100 hộp me ngào. Tuy nhiên, sau gần 3 năm khởi nghiệp, sản phẩm me ngào đa dụng của anh Kiền đã được đông đảo người tiêu dùng biết tới và tin dùng, nhất là thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh tổ chức. Hiện tại, sản phẩm me ngào đa dụng của anh Kiền được phân phối rộng rãi đến nhiều tỉnh, thành của khu vực miền Đông và Tây Nam bộ, trung bình mỗi tháng cung cấp khoảng 3 - 4 ngàn hộp me ngào đa dụng, doanh thu từ 100 triệu - 120 triệu đồng/tháng.

So với sản phẩm me khô nguyên liệu thì sản phẩm me ngào đa dụng của anh Kiền có thời gian bảo quản dài hơn (có thể bảo quản từ 12 - 24 tháng với nhiệt độ bình thường). Mặc dù thời gian bảo quản khá dài nhưng sản phẩm me ngào đa dụng của anh Kiền hoàn toàn không sử dụng bất kì chất bảo quản hay phụ gia thực phẩm nào. Đây chính là lý do mà người tiêu dùng có thiện cảm nhiều với sản phẩm này. Sản phẩm me ngào đa dụng có thể sử dụng chế biến nhiều món ăn như: sốt me hải sản, canh chua, nước mắm me, đá me...

Bên cạnh sản phẩm khởi nghiệp là me ngào đa dụng, anh Kiền còn phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm đặc sản khác của quê hương Tân Hồng như: khô trâu, khô bò một nắng, khô cá đồng, mắm cá đồng, nước mắm nhỉ cá linh... Với uy tín về chất lượng, hiện các dòng sản phẩm được sản xuất từ Cơ sở Sản xuất Tân Hồng của anh Kiền được thị trường rất ưa chuộng. Ngoài sản phẩm me ngào đa dụng, doanh thu từ các dòng sản phẩm đặc sản khác của Cơ sở Sản xuất Tân Hồng trung bình từ 100 triệu - 150 triệu đồng/tháng.

Anh Nguyễn Văn Đây - Chủ nhiệm Câu lạc bộ khởi nghiệp huyện Tân Hồng, chia sẻ: anh Nguyễn Văn Lộc Kiền là một trong những thành viên năng nỗ và chịu khó của Câu lạc bộ. Anh Kiền luôn cầu thị và lắng nghe chia sẻ, góp ý từ những đàn anh đi trước để hoàn thiện sản phẩm và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Chính vì thế, sản phẩm của cơ sở anh Kiền ngày càng được người tiêu dùng ủng hộ. Riêng sản phẩm mắm cá chốt của cơ sở đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ngoài ra, trong năm 2022, hai sản phẩm me ngào đa dụng có hạt và không hạt của Cơ sở Sản xuất Tân Hồng cũng được huyện lập hồ sơ đề nghị xét duyệt sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP của tỉnh.

Theo: baodongthap

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...