Vẻ đẹp của quần đảo nhiễm phóng xạ cao gấp 10 lần Chernobyl
Sau Thế chiến 2, Mỹ đã thử nghiệm bom hạt nhân trên quần đảo Marshall khiến thiên đường nhiệt đới này trở thành vùng đất nguy hiểm, nhiều hòn đảo bị bỏ hoang do nhiễm phóng xạ.
Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ đã chọn quần đảo Marshall ở Tây Thái Bình Dương với dân số khoảng 52.000 người là nơi thử nghiệm bom hạt nhân. Từ năm 1946 đến 1958, Mỹ đã ném khoảng 67 bom hạt nhân xuống quần đảo này. Đảo Bikini xinh đẹp thành vùng đất chết.
Nghiên cứu mới về ảnh hưởng của phóng tại hòn đảo này chỉ ra rằng mức độ phóng xạ ở nhiều hòn đảo thuộc quần đảo Marshall cao hơn từ 10-1.000 lần so với các khu vực từng chịu thảm họa hạt nhân như Chernobyl (Ukraine) và Fukushima (Nhật Bản). Hơn 60 năm qua, quần đảo thiên đường vùng biển Thái Bình Dương đã lấy lại được vẻ đẹp vốn có, nhưng hậu quả từ vụ thử hạt nhân để lại nơi đây nhiều vết sẹo khó lành.
Quần đảo Marshall được tạo thành chủ yếu từ những đảo san hô lớn nhỏ. Nơi đây mang vẻ đẹp của miền biển nhiệt đới. Các đảo như Rongelap và Utirik sở hữu rạn hô trải dài, đủ hình thù, màu sắc. Dân số của quần đảo Marshall năm 2018 khoảng hơn 75.000 người.
Đảo Bikini xinh đẹp là nơi có mức độ phóng xạ cao nhất trong các khu vực được nghiên cứu.
Theo news